Thế giới
Hội nghị Tương lai châu Á lần thứ 29:

Các hiệp định thương mại tự do cần là “ưu tiên hàng đầu” đối với châu Á

ClockThứ Sáu, 24/05/2024 14:27
TTH.VN - Đây là nhận định được Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin đưa ra tại Hội nghị Tương lai châu Á lần thứ 29 với chủ đề “Vai trò lãnh đạo của châu Á trong một thế giới bất định”, sự kiện đang diễn ra từ ngày 23 - 24/5 tại thủ đô Tokyo, Nhật Bản. Theo ông Srettha Thavisin, thương mại tự do đóng vai trò rất quan trọng để thúc đẩy đầu tư ở khu vực châu Á.

Thị trường tư nhân có thể đáp ứng nhu cầu chuyển đổi năng lượng của châu ÁĐồng USD mạnh lên thúc đẩy các chính phủ châu Á tăng cường bảo vệ đồng nội tệ

 Các container hàng hóa được xếp tại một cảng biển ở thủ đô Bangkok, Thái Lan. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Trong bài phát biểu tại Hội nghị Tương lai châu Á lần thứ 29, Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin lưu ý: “Các cuộc đàm phán về hiệp định thương mại tự do cần là ưu tiên hàng đầu”.

Cũng theo ông Srettha Thavisin, quốc gia này có 15 hiệp định thương mại tự do với 19 quốc gia; bên cạnh đó, các cuộc đàm phán về 7 hiệp định thương mại tự do khác đang được tiến hành, bao gồm các cuộc đàm phán với Liên minh châu Âu (EU).

“Chúng ta ở khu vực châu Á cần tiếp tục hỗ trợ hệ thống thương mại đa phương, với cốt lõi là Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)”, ông Srettha Thavisin cho hay; đồng thời ca ngợi sự thành công của Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Đáng chú ý, đây là hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới xét về quy mô kinh tế, trong đó quy tụ các thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và 6 đối tác đã có hiệp định thương mại tự do với ASEAN là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia và New Zealand.

Ngoài ra, ông Srettha Thavisin cũng lưu ý rằng, Thái Lan đã bày tỏ ý định gia nhập Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), bao gồm hầu hết các nền kinh tế tiên tiến phương Tây. Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin cho biết: “Chúng tôi quyết tâm xây dựng hệ sinh thái kinh doanh và nâng cao khả năng cạnh tranh toàn cầu về đầu tư”.

Các lĩnh vực chuyển đổi xanh và số hóa cũng là những yếu tố then chốt đối với hợp tác khu vực. Cụ thể, Thái Lan đang tìm kiếm đầu tư nhiều hơn vào hydrogen xanh và công nghệ thu hồi, sử dụng và lưu trữ carbon (CCUS), cũng như mở rộng thị trường tín dụng carbon.

Hội nghị Tương lai châu Á là một hội nghị quốc tế nơi các nhà lãnh đạo chính trị, kinh tế và học thuật đến từ khu vực châu Á - Thái Bình Dương đưa ra ý kiến một cách thẳng thắn và tự do về những vấn đề khu vực, cũng như vai trò của châu Á trên thế giới. Được tổ chức hàng năm bởi Nikkei kể từ năm 1995, đây được coi là một trong những hội nghị toàn cầu quan trọng nhất ở khu vực châu Á.

LÊ THẢO (Lược dịch từ Nikkei Asia & Future of Asia)
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lượng khách du lịch đến châu Á dự kiến​​ trở lại mức trước đại dịch vào năm 2025

Năm 2025, lượng khách du lịch đến châu Á được dự kiến ​​sẽ phục hồi về mức trước đại dịch COVID-19, và tăng 4,7% so với năm 2019, Tạp chí The Business Times ngày 16/12 trích dẫn báo cáo mới nhất của Hãng nghiên cứu thị trường BMI Research, một đơn vị thuộc hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch Solutions cho hay.

Lượng khách du lịch đến châu Á dự kiến​​ trở lại mức trước đại dịch vào năm 2025
IMF: Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”

Các nhà kinh tế từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, các nền kinh tế châu Á đủ sức chống chịu với biến động và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc vượt qua các thách thức một cách bình tĩnh, trong bối cảnh khu vực này đang phải đối mặt với nhiều rủi ro nội bộ khác nhau bên cạnh việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ quay trở lại Nhà Trắng.

IMF Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”
Ưu tiên nguồn lực cho các thiết chế văn hóa

Với vai trò là đô thị động lực của tỉnh, TP. Huế xây dựng Đề án Phát triển mạng lưới trung tâm văn hóa, nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng trên địa bàn đến năm 2030 nhằm hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa ở cơ sở.

Ưu tiên nguồn lực cho các thiết chế văn hóa
Return to top