Thế giới
Tuần lễ Cấp cao APEC:

Các nền kinh tế APEC cần đầu tư vào công nghệ bền vững mới

ClockThứ Sáu, 17/11/2023 15:51
TTH.VN - Các nền kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần đầu tư vào những công nghệ mới trong lĩnh vực bền vững, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cho biết; đồng thời khẳng định Singapore mong muốn hợp tác với các đối tác để mở rộng quy mô các chuỗi cung ứng hydrogen carbon thấp.

Các quan chức APEC họp bàn thúc đẩy hợp tác hướng tới phục hồi khu vựcTăng cường kết nối nền kinh tế thế giới với APEC là trung tâmĐổi mới sáng tạo và công nghệ - Chìa khóa xây dựng hệ thống lương thực linh hoạt

 Chiến lược Hydrogen quốc gia đang được phát triển tại Singapore,nhằm xanh hóa ngành điện của quốc gia này. Ảnh minh họa: Newspostalk/TTXVN

Phát biểu trong một phiên họp tại Hội nghị Cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) ở thành phố San Francisco (Mỹ), ông Lý Hiển Long cho hay, Singapore rất vui mừng khi Mỹ đã đưa tính bền vững trở thành một ưu tiên hàng đầu trong vai trò Chủ tịch APEC của quốc gia này.

Được biết, chủ đề của Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 30 năm nay được tổ chức tại San Francisco là “Kiến tạo một tương lai tự cường, bền vững cho tất cả mọi người”.

“Có rất nhiều điều mà các nền kinh tế APEC có thể cùng nhau thực hiện để đẩy nhanh tiến bộ về biến đổi khí hậu”, ông Lý Hiển Long nhận định; đồng thời cho rằng, các nền kinh tế này có thể đầu tư vào những công nghệ bền vững và mới.

“Tuy nhiên, các công nghệ mới phải được triển khai trên quy mô lớn để có giá cả phải chăng và không nền kinh tế nào có thể làm được điều này một mình. Singapore đang phát triển Chiến lược Hydrogen quốc gia để xanh hóa ngành điện. Chúng tôi mong muốn hợp tác với các đối tác có cùng chí hướng để mở rộng quy mô các chuỗi cung ứng hydrogen carbon thấp”, Thủ tướng Singapore nói thêm.

Ngoài ra, các nền kinh tế APEC, với 21 nền kinh tế thành viên cũng có thể hợp tác cùng nhau để phát triển thị trường carbon có tính toàn vẹn cao.

Tiếp đó, ông Lý Hiển Long đề xuất các nền kinh tế thành viên APEC hợp tác để phát triển các mô hình tài chính mới nhằm hỗ trợ quá trình chuyển đổi năng lượng và khử carbon. Các dự án chuyển đổi khí hậu đòi hỏi những khoản đầu tư vốn rất lớn, trong đó Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ước tính khu vực này sẽ cần 1,7 nghìn tỷ USD mỗi năm để đầu tư cơ sở hạ tầng nhằm giảm thiểu và thích ứng với khí hậu trong thập kỷ tới.

LÊ THẢO (Lược dịch từ CNA)
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng sản phẩm sạch, công nghệ cao

Phát triển các loại cây trồng mũi nhọn phù hợp với đất đai, khí hậu ở mỗi địa phương, mở rộng các vùng sản xuất tập trung, liên kết theo chuỗi giá trị gắn với thị trường tiêu thụ... là mục tiêu trong chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp của thị xã Hương Trà theo hướng sản phẩm sạch, công nghệ cao.

Tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng sản phẩm sạch, công nghệ cao
APEC 2023:
Các Bộ trưởng APEC ra tuyên bố chung

Các bộ trưởng từ 21 nền kinh tế thành viên Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) vừa cùng nhau bế mạc Hội nghị Bộ trưởng APEC 2023 diễn ra tại San Francisco. Tại đây, các bộ trưởng đã ban hành một tuyên bố chung nhằm thúc đẩy hơn nữa một khu vực APEC kết nối, truyền cảm hứng cho sự đổi mới và bền vững, cũng như thúc đẩy một châu Á - Thái Bình Dương hoà nhập.

Các Bộ trưởng APEC ra tuyên bố chung
Khẳng định vị thế Việt Nam trong APEC

Ứng phó với các vấn đề cấp bách của kinh tế thế giới với một tư duy mới bao trùm, hài hoà và nhân văn; lấy hợp tác công nghệ cao, kinh tế xanh và kết nối địa phương là hướng đột phá triển khai Tuyên bố chung về xác lập quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ.

Khẳng định vị thế Việt Nam trong APEC
Return to top