Thế giới

Các nền kinh tế CLMV có xu hướng phục hồi nhanh chóng sau đại dịch

ClockChủ Nhật, 31/05/2020 15:56
TTH.VN - Cuộc khủng hoảng COVID-19 đã khiến tốc độ tăng trưởng kinh tế trong khối CLMV (Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam) giảm xuống mức thấp nhất trong 2 thập kỷ, với mức tăng trưởng dự kiến đạt 3,4% trong năm nay, một báo cáo mới cho biết.

Tăng cường hợp tác phát triển du lịch trong khu vựcCampuchia đăng cai tổ chức Hội nghị Doanh nghiệp Ấn Độ - CLMV 2018Ấn Độ sẽ xây bệnh viện, viện nghiên cứu ở Campuchia, Lào, Myanmar và Việt NamThái Lan theo đuổi chiến lược kinh tế chung với các nước láng giềng CLMV

Tăng trưởng kinh tế các nước CLMV dự kiến đạt 3,4% trong năm nay do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Ảnh: Tạp chí Lào-Việt

Theo KresearchCenter, đại dịch COVID-19 đang tác động tiêu cực đến các nền kinh tế CLMV thông qua sự phụ thuộc của các nước này vào du lịch và xuất khẩu - nguồn doanh thu có nguồn gốc nước ngoài. Thực tế, các quốc gia phụ thuộc nhiều vào doanh thu nước ngoài đang phải đối mặt với nhiều tác động tiêu cực hơn trong cuộc khủng hoảng hiện nay.

Tuy nhiên nhìn chung, các nền kinh tế CLMV có xu hướng sẽ phục hồi nhanh chóng trong vòng 1 đến 2 năm tới - với mức tăng trưởng kinh tế dự kiến ​​sẽ đạt 6,4% vào năm 2021 và 6,5% vào năm 2022. 

Campuchia là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất

Campuchia là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất, vì nước này phụ thuộc rất lớn vào thu nhập nước ngoài thông qua du lịch và xuất khẩu. Du lịch dự kiến ​​sẽ giảm khoảng 60% trong năm nay. Trong khi đó, về xuất khẩu, Campuchia vẫn phụ thuộc nhiều nhất vào EU và Mỹ - những thị trường dễ bị tổn thương nhất trước sự lây lan của dịch COVID-19.

Do đó, giá trị xuất khẩu của Campuchia trong năm 2020 được dự báo sẽ giảm 10%, dẫn đến sự sụt giảm 0,9% trong nền kinh tế chung của đất nước.

Việt Nam: Tốc độ tăng trưởng dự kiến vẫn ​ở mức 3,6% trong năm nay

Với những thành công đạt được trong việc kiểm soát dịch COVID-19, Việt Nam được cho là quốc gia bị ảnh hưởng ở mức “vừa phải” bởi đại dịch vì chỉ phụ thuộc vào doanh thu nước ngoài trong lĩnh vực xuất khẩu. May mắn thay, Việt Nam có nhiều đối tác thương mại xuất khẩu, giúp nước ta đa dạng hóa rủi ro một cách đáng kể.

Các mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam là sản phẩm và linh kiện điện tử. Do đó, trong bối cảnh có những thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng, nhất là xu hướng làm việc tại nhà, đã mang lại lợi ích cho các nhà xuất khẩu khi bối cảnh này làm gia tăng nhu cầu về thiết bị máy tính và các mạch tích hợp.

Theo KresearchCenter, xuất khẩu của Việt Nam năm 2020 nhìn chung chỉ giảm một chút, với mức giảm 5% giá trị xuất khẩu. Chính phủ Việt Nam đã thực hiện các chính sách kích thích dưới hình thức tài trợ và giảm thuế. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn dự kiến ​​sẽ ở mức 3,6% trong năm nay.

Myanmar chịu tương đối ít tác động kinh tế từ COVID-19

Có thể nói Myanmar chỉ chịu tác động kinh tế tương đối ít từ cuộc khủng hoảng COVID-19 vì doanh thu của nước này đạt được thông qua xuất khẩu và du lịch tương đối thấp. Mặc dù vậy, xuất khẩu của Myanmar cũng bị ảnh hưởng mạnh do xuất khẩu chủ yếu của Myanmar là khí đốt tự nhiên và mặt hàng đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi việc giảm giá nhiên liệu liên tục trên thị trường toàn cầu.

Dệt may – ngành xuất khẩu lớn thứ hai của Myanmar - cũng chịu một đòn giáng mạnh từ việc đóng cửa các nhà máy ở Trung Quốc và từ sự suy giảm nhu cầu ở thị trường EU. Giá trị xuất khẩu của Myanmar dự kiến ​​sẽ giảm 10% trong năm nay.

Tuy nhiên, EU đã thành lập một quỹ hỗ trợ nhanh 500 triệu Euro để hỗ trợ ngành dệt may Myanmar bị ảnh hưởng bởi COVID-19, nhằm giảm bớt áp lực cho lực lượng lao động và tiêu dùng hộ gia đình.

Ngoài ra, đầu tư vào cơ sở hạ tầng cơ bản của Myanmar dự kiến ​​sẽ vẫn tiếp tục như dự kiến. Do đó, nền kinh tế tổng thể của Myanmar có khả năng sẽ tăng trưởng ở mức 4,3% trong năm 2020.

Nền kinh tế Lào dự kiến ​​tăng trưởng 3,9% trong năm 2020

Lào cũng là một quốc gia chịu tương đối ít tác động kinh tế từ đại dịch COVID-19, do thực tế nước này không dựa vào du lịch hoặc xuất khẩu như nguồn thu nhập chính. 

Về xuất khẩu, giá trị xuất khẩu của Lào trong năm 2020 dự kiến ​​sẽ giảm khoảng 5%. May mắn thay, hầu hết hàng xuất khẩu của Lào là từ các ngành công nghiệp khai thác và sản xuất điện – những ngành sử dụng quá nhiều lao động.

Trong khi đó, sự phát triển trong lĩnh vực du lịch của nước này vẫn còn ở giai đoạn sơ khai và chiếm một phần khá nhỏ trong GDP của đất nước. Do đó, thu nhập của phần lớn người dân vẫn không bị ảnh hưởng, trong khi tiêu dùng hộ gia đình tiếp tục tăng ở mức tương tự với mức đạt được trước cuộc khủng hoảng COVID-19. Ngoài ra, khoản đầu tư vào dự án đường sắt cao tốc ở nước này (trị giá hơn 7 tỷ USD) vẫn sẽ được tiến hành như dự kiến. Do đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài hầu như không bị ảnh hưởng bởi tình hình đang diễn ra, và từ đó, nền kinh tế của Lào dự kiến ​​sẽ tăng trưởng 3,9% trong năm 2020.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ Thailand Business News)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Công bố hoàn thành Dự án Bảo tồn, tu bổ di tích Hải Vân Quan

Ngày 21/12, tại di tích Hải Vân Quan, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao TP. Đà Nẵng tổ chức lễ Công bố hoàn thành dự án bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị Di tích Quốc gia Hải Vân Quan.

Công bố hoàn thành Dự án Bảo tồn, tu bổ di tích Hải Vân Quan
Phục hồi đường bờ biển, bảo vệ khu dân cư

Các dự án (DA) đê ngầm giảm sóng và kè chống sạt lở trong bờ đang từng bước giúp phục hồi đường bờ biển và hình thành bãi biển ổn định, nhằm bảo vệ an toàn cho người dân tại các khu dân cư tập trung và phát triển du lịch địa phương.

Phục hồi đường bờ biển, bảo vệ khu dân cư
IMF: Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”

Các nhà kinh tế từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, các nền kinh tế châu Á đủ sức chống chịu với biến động và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc vượt qua các thách thức một cách bình tĩnh, trong bối cảnh khu vực này đang phải đối mặt với nhiều rủi ro nội bộ khác nhau bên cạnh việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ quay trở lại Nhà Trắng.

IMF Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”
Châu Á - Thái Bình Dương:
ADB vạch ra lộ trình giải quyết tác động của 3 cuộc khủng hoảng hành tinh

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ngày hôm nay (25/11) công bố Kế hoạch Hành động Môi trường giai đoạn 2024 - 2030, vạch ra lộ trình giải quyết những tác động của 3 cuộc khủng hoảng hành tinh gồm: mất đa dạng sinh học, ô nhiễm và biến đổi khí hậu ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

ADB vạch ra lộ trình giải quyết tác động của 3 cuộc khủng hoảng hành tinh
Return to top