Thế giới

Nền kinh tế toàn cầu đang hướng tới trạng thái bình thường mới

ClockThứ Hai, 22/01/2024 06:23
TTH - Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu Christine Lagarde cho biết, mặc dù nhận thấy sự cân bằng của một số điểm dữ liệu nhất định kéo dài trong suốt 12 tháng qua, song nền kinh tế thế giới sẽ diễn biến khá phức tạp vào năm 2024.

WEF: Hợp tác toàn cầu sẽ hạn chế khủng hoảng khí hậu, cứu sống 14,5 triệu người vào năm 2050Hai yếu tố cần thiết cho sự phục hồi liên tục của nền kinh tế toàn cầuTăng trưởng toàn cầu dự báo được hỗ trợ bởi những cơn gió thuận chiều

Dự kiến, thương mại toàn cầu sẽ tăng 3,3% vào năm 2024, theo đúng như dự báo được công bố vào tháng 10/2023. Ảnh minh họa: Báo Điện tử Chính phủ 

Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), vị chủ tịch mô tả giai đoạn hậu đại dịch là “kỳ lạ, bất thường và khó phân tích”, đồng thời xác định ba xu hướng bắt đầu bình thường hóa vào năm 2023 thể hiện ở tiêu dùng, thương mại và lạm phát.

Cụ thể, đại dịch khiến chi tiêu giảm và yêu cầu người dân tiết kiệm nhiều lên. Cùng với đó là thương mại toàn cầu cũng bị gián đoạn. Vào tháng 10/2022, lạm phát khu vực đồng Euro đạt 10,6%, nhưng đến năm 2023 đã giảm xuống còn 2,9% ghi nhận vào tháng 12 vừa qua.

“Vào năm 2023, chúng ta đã chứng kiến sự bắt đầu của việc bình thường hóa. Điều này được thể hiện ở mức tiêu thụ, rằng trên toàn thế giới tiêu dùng vẫn là động lực cho tăng trưởng, nhưng luồng gió thuận lợi mà chúng ta được hưởng đang dần mờ nhạt”, bà Christine Lagarde nhận định.

Thương mại đã bị gián đoạn do sở thích sử dụng dịch vụ nhiều hơn mua hàng hóa của người tiêu dùng trong năm 2021 và 2022. Nhưng hiện tại, nhu cầu mua hàng đang bắt đầu khởi sắc trở lại và vào tháng 10 vừa qua, nền kinh tế thế giới đã chứng kiến số liệu thương mại toàn cầu tăng lần đầu tiên sau nhiều tháng. Cùng với đó, vào năm 2023, lạm phát cũng giảm trên diện rộng.

Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) dự kiến, thương mại toàn cầu sẽ tăng 3,3% vào năm 2024, theo đúng như dự báo được công bố vào tháng 10/2023.

Chính những yếu tố này là những gì các chuyên gia gọi là “sự bình thường hóa” được quan sát thấy vào năm 2023.

Phát biểu trong cùng một hội thảo, Tổng Giám đốc WTO Ngozi Okonjo-Iweala nhất trí rằng, nền kinh tế “có thể đang tiến tới bình thường hóa”, nhưng sự bình thường hóa này “lại không bình thường”, vì tăng trưởng thương mại vẫn có xu hướng thấp hơn mức tăng trưởng GDP.

Trong một ý kiến có liên quan, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đức Christian Lindner mô tả tình hình kinh tế hiện tại là “bình thường mới”. Cụ thể, ông nhận xét: “Nhìn những gì sẽ xảy ra trong những năm tới, đúng là chúng ta đang bình thường hóa. Tôi có thể nói rằng chúng ta đang chứng kiến một trạng thái bình thường mới và năm 2023 đánh dấu sự bình thường mới này. Nếu được hỏi rằng năm 2023 có cho tôi hy vọng không? Tôi sẽ trả lời thế này: Đó là một lời kêu gọi hành động vì chúng ta phải sắp xếp lại một số chính sách và có thể, chúng ta đang ở giai đoạn đầu của một kỷ nguyên cải cách cơ cấu mới”.

Hạnh Nhi (Lược dịch từ CNCB)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

Ghi nhận trong 10 tháng đầu năm 2024, thương mại của Trung Quốc đạt được với các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chạm mốc cao kỷ lục, vượt 21 nghìn tỷ NDT (2,91 nghìn tỷ USD). Kết quả này đã nhấn mạnh sự hội nhập kinh tế sâu rộng và kết nối thương mại mạnh mẽ giữa các bên.

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024
Return to top