Thế giới

Các nước châu Á tìm nguồn cung vaccine sau khi COVAX bị ảnh hưởng

ClockThứ Tư, 31/03/2021 09:33
Các nước châu Á tìm kiếm nguồn cung mới sau khi nhưng Ấn Độ tạm dừng các hoạt động xuất khẩu để ưu tiên nhu cầu trong nước làm ảnh hưởng tới cơ chế chia sẻ vaccine toàn cầu (COVAX).

Tiếp cận vaccine không bình đẳng là mối đe dọa đối với cả thế giớiMoldova là quốc gia châu Âu đầu tiên nhận vaccine theo cơ chế COVAX

Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Jakarta, Indonesia. (Ảnh: THX/TTXVN)

Một số nước châu Á đang tìm kiếm nguồn cung vaccine phòng COVID-19 thay thế sau khi Ấn Độ quyết định hạn chế xuất khẩu vaccine do Viện Serum (SII) của nước này sản xuất, làm ảnh hưởng tới cơ chế chia sẻ vaccine toàn cầu (COVAX).

Lệnh cấm xuất khẩu trên đã làm nghiêm trọng thêm các vấn đề mà COVAX đang phải đối mặt như các sự cố liên quan đến sản xuất hay tình trạng thiếu ngân sách đóng góp từ các nước giàu.

Động thái mới này khiến 64 nước nghèo phụ thuộc vào COVAX càng bị bỏ lại đằng sau trong cuộc đua tiêm vaccine toàn cầu, làm gia tăng sự bất công về vaccine và phức tạp hóa các nỗ lực toàn cầu nhằm ngăn chặn virus SARS-CoV-2, bao gồm các biến thể có khả năng lây lan nhanh.

Theo kế hoạch, Viện Serum phải giao 90 triệu liều vaccine cho COVAX trong tháng Ba và tháng Tư nhưng Ấn Độ đã tạm dừng các hoạt động xuất khẩu để ưu tiên nhu cầu trong nước trong bối cảnh số ca mắc mới đang gia tăng. Hiện chưa rõ lượng vaccine mà Ấn Độ định giữ lại để sử dụng trong nước.

Tuy nhiên, tại Indonesia, quan chức Bộ Y tế Siti Nadia Tarmizi cho biết 10,3 triệu liều vaccine từ COVAX có thể sẽ bị chậm giao đến tháng Năm. Trong khi đó, Hàn Quốc xác nhận sẽ chỉ nhận được 432.000 liều trong số 690.000 liều đã được cam kết từ COVAX và việc giao số vaccine này sẽ bị lùi đến tuần thứ ba của tháng Tư.

Về phần mình, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã quyết định nới lỏng các hạn chế của chính phủ để cho phép các công ty tư nhân nhập khẩu vaccine, với mong muốn rằng họ có thể có được nguồn cung bằng bất kể giá nào trong bối cảnh đất nước đang nỗ lực tìm cách kiềm chế dịch.

Ấn Độ không cung cấp chi tiết về thời gian áp dụng lệnh cấm xuất khẩu vaccine, tuy nhiên Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), một đối tác phân phối của COVAX, thông báo việc giao hàng dự kiến sẽ được nối lại vào tháng Năm.

Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết COVAX cần 10 triệu liều khẩn cấp để lấp chỗ trống trên, WHO đang thảo luận với một số nước để bù đắp vào sự thiếu hụt vaccine và "đã có một số dấu hiệu tích cực."

Theo số liệu của UNICEF công bố ngày 30/3, Ấn Độ đã được nhận hơn 1/3 trong tổng số gần 28 triệu liều vaccine của hãng AstraZeneca theo cơ chế COVAX, mức nhiều nhất trong số các nước đã cam kết tham gia cơ chế này.

Liên quan đến việc này, Liên minh Vaccine toàn cầu (Gavi), một đối tác của WHO trong COVAX, cho biết Ấn Độ đã được nhận một lượng lớn ngay từ đầu một phần vì họ đã cấp phép sử dụng vaccine này trước cả khi WHO phê chuẩn.

Châu Phi phụ thuộc rất lớn vào COVAX và gần như toàn bộ 89 triệu liều mà châu lục này có thể được nhận qua COVAX trong quý một là vaccine của hãng AstraZeneca sản xuất tại Ấn Độ. Theo một thống kê của hãng tin Reuters, đến nay chỉ 15 triệu liều được giao cho châu Phi.

Thống kê của Reuters cũng cho thấy 63% người được tiêm ít nhất một liều vaccine là người ở các nước có thu nhập cao, hơn 45% là người Anh, trong khi con số này ở Nam Phi chỉ là 0,4%./.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á: Ngành vận tải biển vẫn tăng trưởng mạnh bất chấp những cú sốc toàn cầu

Trong một thế giới ngày càng kết nối, căng thẳng địa chính trị và tác động của biến đổi khí hậu đang gây ra những tác động toàn cầu, bao gồm cả châu Á. Tuy nhiên, với sức mạnh của ngành vận tải biển, châu lục này vẫn là khu vực kết nối tốt nhất với các mạng lưới vận tải trên toàn thế giới, đánh giá mới nhất về vận tải biển năm 2024 vừa được Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) công bố nêu rõ.

Châu Á Ngành vận tải biển vẫn tăng trưởng mạnh bất chấp những cú sốc toàn cầu
Châu Á đối mặt nguy cơ gián đoạn nguồn cung dầu do xung đột ở Trung Đông

Căng thẳng gia tăng giữa Israel và Iran đang đe dọa làm gián đoạn nguồn cung dầu được vận chuyển qua Eo biển Hormuz - một tuyến đường năng lượng quan trọng đối với châu Á. Khu vực này cũng đang đứng trước mối lo ngại ngày càng tăng rằng, một cuộc xung đột rộng hơn ở Trung Đông có thể làm tắc nghẽn nguồn cung và gây bất ổn thị trường dầu mỏ.

Châu Á đối mặt nguy cơ gián đoạn nguồn cung dầu do xung đột ở Trung Đông
Return to top