Thế giới

Các nước Châu Âu đưa ra nhiều biện pháp khẩn cấp chống Covid-19

ClockThứ Sáu, 13/03/2020 09:53
Dịch Covid- 19 đang diễn biến ngày càng nguy cấp trên khắp châu Âu, buộc chính phủ nhiều nước đưa ra các biện pháp quyết liệt nhằm ngăn chặn dịch.

WHO: COVID-19 là “đại dịch có thể kiểm soát”Đại dịch COVID-19: Năm điều nên biết

Trong ngày 12/03, Italy, quốc gia đang là tâm dịch Covid-19 tại châu Âu, tiếp tục chứng kiến những thiệt hại nặng nề khi số người thiệt mạng đã vượt quá cột mốc 1.000.

Con số do Cơ quan phòng vệ dân sự Italy đưa ra vào cuối ngày 12/03 cho biết, Italia có thêm 189 ca tử vong và 2.651 ca nhiễm mới trong ngày. Hiện Italy đã có tổng cộng 1.016 bệnh nhân thiệt mạng và 15.113 ca nhiễm virus Sars-CoV2, trong đó gần 3/4 là ở vùng Lombardy ở miền Bắc.

Dịch Covid-19 tiếp tục lan nhanh ra nhiều nước, trong đó tình hình nghiêm trọng nhất đang diễn ra ở châu Âu. Ảnh: Reuters

Những con số này buộc tỉnh trưởng vùng Lombardy là Attilio Fontana kêu gọi chính phủ Italy ban hành các quy định nghiêm khắc hơn nữa, mặc dù trong đêm 11/3 Thủ tướng Italia Giuseppe Conte đã quyết định đóng cửa hầu như toàn bộ các cửa hàng, văn phòng, quán ăn ở Italy, trừ hiệu thuốc và cửa hàng thực phẩm.

Nhằm trấn an dân chúng, ông Conte khẳng định các biện pháp phong toả nghiêm ngặt sẽ phát huy tác dụng trong vài ngày tới, đồng thời tiếp tục khẩn thiết kêu gọi người dân Italia ở lại trong nhà.

Sau Italy, tình hình cũng đang diễn biến đặc biệt nghiêm trọng tại Tây Ban Nha. Trong ngày 12/03, số ca nhiễm virus Sars-CoV2 tại nước này đã lên tới 3.004 ca, tăng thêm gần 1.000 ca và số bệnh nhân thiệt mạng tăng gần gấp đôi chỉ trong 1 ngày, với 84 ca tử vong. Toàn bộ các thành viên của chính phủ Tây Ban Nha cũng đã phải tiến hành xét nghiệm sau khi Bộ trưởng Bộ Công bằng nước này là bà Irene Montero bị phát hiện dương tính với virus Sars-CoV2.

Hiện tại, các trường học ở khu vực thủ đô Madrid, nơi chiếm hơn một nửa số ca nhiễm bệnh, đã đóng cửa trong ít nhất 2 tuần. Nhiều vùng khác tại Tây Ban Nha cũng thực hiện các biện pháp tương tự. Chính phủ Tây Ban Nha đã phải tung ra gói cứu trợ tài chính đặc biệt trị giá 14 tỷ Euro nhằm cứu nền kinh tế nước này.

Tại Đức, số liệu do Viện Robert Koch công bố cho biết nước này hiện có 2.078 ca nhiễm virus Sars-CoV2. Tuy nhiên, hãng thông tấn Đức DPA dẫn các nguồn tin độc lập cho biết, con số này là trên 2.400 ca. Đức cũng đã ghi nhận bệnh nhân thứ 5 thiệt mạng vì dịch.

Nhằm tập trung đối phó với dịch và tránh nguy cơ lây lan, đảng cầm quyền Dân chủ Thiên chúa giáo – CDU của nữ Thủ tướng Đức Angela Merkel đã quyết định hoãn Đại hội bầu chọn lãnh đạo của đảng này dự kiến tổ chức vào ngày 25/04.

  Ngoài các nước là ổ dịch lớn trên, trong ngày 12/03, hàng loạt nước châu Âu khác cũng đã bắt đầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp khi dịch lan nhanh. Tại Hà Lan, chính quyền nước này cấm các buổi tụ tập trên 100 người kể từ ngày 12/03 sau khi số ca nhiễm virus Sars-CoV2 tại nước này tăng lên 614 ca.

Các nước Đan Mạch, Na Uy, Ireland ra lệnh đóng cửa toàn bộ trường học và nhiều cơ sở công cộng, huỷ bỏ các sự kiện thể thao. Riêng Đan Mạch đang từng bước thực hiện việc phong toả toàn quốc giống Italy khi số ca nhiễm virus Sars-CoV2 tại nước này đã lên tới 514 ca, tăng gấp 10 lần chỉ trong 3 ngày.

Tất cả các biện pháp khẩn cấp trên của các nước châu Âu đã tạo ra sự hoảng loạn trên các thị trường chứng khoán châu Âu trong ngày 12/03, đặc biệt trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa ra quyết định cấm tất cả công dân 27 nước thuộc EU nhập cảnh vào Mỹ.

Trong phiên đóng cửa chiều 12/03, chỉ số tại các thị trường chứng khoán Paris và Milan sụt giảm cao nhất trong lịch sử. Chỉ số tại các thị trường chứng khoán London và Frankfurt cũng rơi xuống mức thấp nhất trong hơn 30 năm qua./.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

2/3 nguồn cung nước của châu Âu bị ô nhiễm hóa chất

Theo báo cáo mới của Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA), chỉ 1/3 các vùng mặt nước của châu Âu có chất lượng tốt, trong khi nhiều sông, hồ và vùng nước ven biển của khu vực này “bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi hóa chất”. Ô nhiễm không khí từ các nhà máy điện than và thuốc trừ sâu từ nông nghiệp được xem là hai trong số những “thủ phạm chính”.

2 3 nguồn cung nước của châu Âu bị ô nhiễm hóa chất
Châu Âu cần nâng cao vai trò trong quan hệ EU - ASEAN

Cuộc khảo sát tâm lý kinh doanh mới nhất của Liên minh châu Âu - ASEAN chỉ ra rằng 59% doanh nghiệp châu Âu cảm thấy EU không đóng góp vào việc hỗ trợ lợi ích của họ ở Đông Nam Á, đánh dấu mức độ không hài lòng cao nhất kể từ khi khảo sát được thực hiện vào năm 2015.

Châu Âu cần nâng cao vai trò trong quan hệ EU - ASEAN
Châu Âu lo ngại về sự suy thoái

Châu Âu đang ngày càng gần với suy thoái khi các nền kinh tế lớn nhất gồm Đức và Pháp đang phải vật lộn với những khó khăn cả về chính trị và kinh tế trong nước.

Châu Âu lo ngại về sự suy thoái
Return to top