ClockThứ Hai, 09/09/2019 09:43

Bộ trưởng kinh tế các nước ASEAN và đối tác bàn thảo về Hiệp định RCEP

Cho đến nay, các nước đã thu hẹp được đáng kể quan điểm trong các lĩnh vực thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ…

Các nước đạt tiến bộ sau vòng đàm phán mới về Hiệp định RCEPCam kết thực hiện nhiều mục tiêu, bao gồm hoàn thành đàm phán RCEPPhái đoàn ASEAN đến Ấn Độ thảo luận về RCEPThỏa thuận RCEP sẽ được ký kết trong năm tới

Bộ trưởng kinh tế các nước ASEAN và đối tác bàn thảo về Hiệp định RCEP.

Ngày 8/9, bên lề Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 51 (AEM 51), Hội nghị Bộ trưởng các nước tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) lần thứ 7 giữa 10 nước thành viên ASEAN và 6 nước đối tác là Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, New Zealand, Australia và Trung Quốc đã diễn ra tại Bangkok, Thái Lan.

Tại Hội nghị lần này, các Bộ trưởng đã thảo luận nhiều giải pháp cụ thể để làm định hướng cho giai đoạn đàm phán tới đây bao gồm: Tiếp tục thể hiện quyết tâm chính trị trong việc thúc đẩy việc kết thúc đàm phán; Đưa ra các chỉ đạo đối với Đoàn đàm phán các nước về việc thể hiện quyết tâm chính trị đó trong quá trình đàm phán, đặc biệt là thái độ linh hoạt trong việc giải quyết tất cả các nội dung còn tồn đọng; Chỉ đạo đối với phương án giải quyết một số nội dung quan trọng trong các lĩnh vực như mở cửa thị trường hàng hóa, đầu tư…

Trải qua 27 phiên đàm phán chính thức, nhiều phiên đàm phán giữa kỳ, đàm phán Hiệp định RCEP đã kết thúc được các Chương: Hợp tác kinh tế, Doanh nghiệp vừa và nhỏ, Thủ tục hải quan và thuận lợi hóa thương mại, Mua sắm của Chính phủ, Các biện pháp vệ sinh kiểm dịch, Tiêu chuẩn, quy chuẩn và thủ tục đánh giá sự phù hợp. Nhiều nội dung khác cũng đã thống nhất được về cơ bản. Cho đến nay, các nước đã thu hẹp được đáng kể quan điểm trong các lĩnh vực thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ… Tuy nhiên, các vấn đề còn lại hầu hết đều là vấn đề khó, liên quan đến lợi ích cơ bản của các nước tham gia đàm phán.

Từ đầu năm 2019 đến nay, các nước ASEAN đã chủ động cùng các nước đối tác thúc đẩy một số giải pháp linh hoạt nhằm xử lý các vướng mắc trong đàm phán, hướng tới mục tiêu kết thúc đàm phán Hiệp định RCEP vào cuối năm 2019. Hiện đàm phán đang đi vào giai đoạn quyết định, đòi hỏi quyết tâm chính trị cao của các nước cũng như chỉ đạo thường xuyên của các Bộ trưởng để có thể đi vào giai đoạn kết thúc đàm phán.

Việt Nam đã tích cực tham gia thảo luận tìm kiếm giải pháp xử lý những vướng mắc về chính sách nhằm hướng tới khả năng đạt đồng thuận trong nhiều lĩnh vực. Từ ngày 19 – 27/9 tới, Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức Phiên đàm phán Hiệp định RCEP lần thứ 28 tại Đà Nẵng. Đây được coi là phiên đàm phán cuối cùng trước khi diễn ra Hội nghị Cấp cao ASEAN vào cuối năm nay.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN nỗ lực thúc đẩy thương mại nội khối thông qua tăng cường kết nối giao thông

Theo một bài phân tích trên trang CNA, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang tìm cách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thương mại trong khu vực thông qua việc xây dựng mạng lưới giao thông và hậu cần tốt hơn. Điều này cũng sẽ cho phép các quốc gia thành viên tự bảo vệ mình khỏi những rủi ro địa chính trị và kinh tế đang ngày càng gia tăng.

ASEAN nỗ lực thúc đẩy thương mại nội khối thông qua tăng cường kết nối giao thông
Trung Quốc và ASEAN tăng cường hợp tác AI vì tương lai bền vững

Trong phát biểu mới nhất tại hội nghị “Hợp tác Trung Quốc - ASEAN về phát triển và quản lý trí tuệ nhân tạo (AI)” vừa diễn ra tại Trung Quốc, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc (CIIS) Chen Bo kêu gọi tăng cường hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN về trí tuệ nhân tạo (AI).

Trung Quốc và ASEAN tăng cường hợp tác AI vì tương lai bền vững
Du lịch nội khối ASEAN đang phát triển nhanh chóng

Theo dữ liệu vừa được công bố của Tập đoàn UOB, du lịch nội khối của các nước Đông Nam Á đang phát triển nhanh chóng, với sự phục hồi về lưu lượng hành khách nói chung trong khu vực. Bất chấp những thách thức kinh tế và xã hội đang diễn ra, nhu cầu du lịch của người dân châu Á nói chung - Đông Nam Á nói riêng vẫn đầy hứa hẹn, trong đó du khách có xu hướng ưu tiên đặt các chuyến đi ngắn ngày hơn và tìm kiếm những chuyến du lịch nhanh ra nước ngoài với chi phí tốt nhất.

Du lịch nội khối ASEAN đang phát triển nhanh chóng
Return to top