Thế giới

Các quốc gia châu Á hành động để chống lạm phát tăng cao

ClockThứ Hai, 04/07/2022 21:23
TTH - Theo một bài viết được đăng tải trên Tờ The Straits Times ngày 4/7, các quốc gia trên khắp khu vực châu Á đang thực hiện các biện pháp nhằm giải quyết tình trạng lạm phát tăng cao, khi cuộc xung đột Nga - Ukraine tiếp tục gây ra hiệu ứng domino lên các chuỗi cung ứng, vốn đã bị gián đoạn trong bối cảnh đại dịch COVID-19.

Mối lo lạm phát đè nặng châu ÁChâu Á đối mặt với viễn cảnh “lạm phát đình trệ”

Người dân mua sắm lương thực tại một siêu thị ở thủ đô Tokyo, Nhật Bản. Ảnh minh họa: Kyodo/TTXVN

Malaysia

Tại Malaysia, nơi lạm phát lương thực đang ở mức cao nhất trong 11 năm (5,2%), Thủ tướng Malaysia Ismail Sabri Yaakob ngày 3/7 tuyên bố, Chính phủ nước này đang thực hiện các bước đi để giải quyết tình trạng chi phí sinh hoạt tăng cao.

Cụ thể, Chính phủ Malaysia sẽ chi 70 tỷ RM cho các khoản trợ cấp trong năm nay, đây là gói hỗ trợ cao nhất trong lịch sử của quốc gia này, nhằm kiềm chế sự tăng vọt của chi phí xăng, dầu diesel, khí dầu mỏ hóa lỏng, dầu ăn, bột mì và điện. Ngoài ra, sau 2 đợt phân phát tiền mặt cho các hộ gia đình có thu nhập thấp, ông Ismail Sabri Yaakob cũng cho biết, có thể sẽ có một đợt phân phát tiền mặt thứ 3.

Thái Lan

Trong bối cảnh lạm phát của Thái Lan đang ở mức cao nhất trong 14 năm, đã vượt mốc 7% vào tháng 5/2022, Hội đồng An ninh Quốc gia Thái Lan (NSC) dự kiến thành lập một nhóm các chuyên gia đặc biệt để giải quyết cuộc khủng hoảng nhiên liệu và lương thực của nước này trong cuộc họp ngày 4/7.

Tổng Thư ký NSC Supot Malaniyom cho hay, nhóm chuyên gia và các cơ quan liên quan sẽ giải quyết cuộc khủng hoảng này theo 3 giai đoạn cho đến cuối năm 2023; và sẽ tập trung đặc biệt vào giá nhiên liệu tăng đang ảnh hưởng đến lĩnh vực giao thông vận tải và làm trầm trọng thêm tình trạng lạm phát.

Trong một động thái liên quan, Bộ trưởng Tài chính Thái Lan Arkhom Termpittayapaisith hồi cuối tuần trước cho biết, Chính phủ nước này sẽ tìm cách tăng lương cho lao động khu vực tư nhân, nhằm giúp họ đối phó với chi phí gia tăng. Cũng theo ông Arkhom Termpittayapaisith, lạm phát của Thái Lan sẽ vẫn ở mức cao trong thời gian còn lại của năm nay.

Hàn Quốc

Tại Hàn Quốc, Chính phủ hồi tuần trước đã dỡ bỏ mức thuế 22,5-25% đối với 50.000 tấn thịt lợn nhập khẩu. Theo số liệu từ Viện Đánh giá Chất lượng Sản phẩm Động vật Hàn Quốc, giá thịt lợn trung bình đã tăng gần 15% trong tháng 6, lên mức 2.911 won/100g. Ngoài ra, thuế quan cũng được dỡ bỏ đối với 6 mặt hàng khác (bao gồm dầu hướng dương, lúa mì,...) cho đến cuối năm nay; và danh sách các thực phẩm đã qua chế biến đơn giản (như kim chi) cũng được miễn thuế giá trị gia tăng.

Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc đã tăng lãi suất chính sách lên mức 1,75% vào tháng 5/2022, nhằm làm hạ nhiệt lạm phát từ mức cao nhất trong 14 năm. Cũng trong tháng 5 vừa qua, lạm phát tiêu dùng đã tăng lên 5,4%, trong khi con số trong tháng 6 ước tính vượt 6%.

Nhật Bản

Tại Nhật Bản, giá tiêu dùng cốt lõi trong tháng 5/2022 đã tăng 2,1% so với cùng kỳ năm ngoái, sau khi ghi nhận mức tăng tương tự trong một tháng trước đó. Những mức tăng đột biến này là mức cao nhất trong 7 năm.

Các biện pháp khẩn cấp trị giá 13 nghìn tỷ yen sẽ được đưa ra, nhằm đối phó với giá lúa mì, phân bón, thức ăn chăn nuôi và năng lượng leo thang. Được biết, việc kiểm soát chi phí sinh hoạt dự kiến sẽ trở thành một vấn đề chính trong cuộc bầu cử Thượng viện Nhật Bản vào ngày 10/7 tới đây. Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida cho biết, Chính phủ nước này cũng đặt mục tiêu nâng mức lương tối thiểu trung bình lên ít nhất 1.000 yen/giờ trong năm tài chính hiện tại.

LÊ THẢO

(Lược dịch từ The Straits Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nguy cơ xảy ra nắng nóng ở Châu Á tăng gấp 45 lần do biến đổi khí hậu

Theo một nghiên cứu mới của World Weather Attribution (WWA) - tổ chức chuyên đánh giá vai trò của biến đổi khí hậu đối với mô hình thời tiết cực đoan trên thế giới, tình trạng nắng nóng gay gắt như đợt cuối tháng 4 vừa qua ở châu Á và Trung Đông có nguy cơ xảy ra cao gấp 45 lần do tác động của biến đổi khí hậu mà con người gây ra.

Nguy cơ xảy ra nắng nóng ở Châu Á tăng gấp 45 lần do biến đổi khí hậu
Thị trường tư nhân có thể đáp ứng nhu cầu chuyển đổi năng lượng của châu Á

Hàng tỷ USD đổ vào các thị trường tư nhân có thể là câu trả lời cho nhu cầu chuyển đổi năng lượng của châu Á, trong bối cảnh ngày càng nhiều nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận ổn định do năng lượng tái tạo mang lại. Tuy nhiên, những ưu đãi hoặc chính sách tốt hơn có thể đóng vai trò cần thiết.

Thị trường tư nhân có thể đáp ứng nhu cầu chuyển đổi năng lượng của châu Á
Đồng USD mạnh lên thúc đẩy các chính phủ châu Á tăng cường bảo vệ đồng nội tệ

Theo một phân tích của Nikkei, sức mạnh của nền kinh tế Mỹ và lãi suất cao hơn trong thời gian dài đã khiến các đồng nội tệ châu Á yếu đi. Từ đó, các nhà hoạch định chính sách châu Á đang phản ứng trước sự mạnh lên của đồng USD ở nhiều mức độ khác nhau, từ việc đưa ra các lời cảnh báo cho đến việc tăng lãi suất.

Đồng USD mạnh lên thúc đẩy các chính phủ châu Á tăng cường bảo vệ đồng nội tệ
Return to top