Thế giới

Các quốc gia kêu gọi hành động nhiều hơn để chống ô nhiễm hóa chất

ClockThứ Ba, 02/05/2023 07:47
TTH.VN - Ngày 1/5, hơn 2.000 đại biểu từ khắp nơi trên thế giới đã tập trung tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva để thảo luận về các giải pháp tốt nhất nhằm hạn chế tình trạng ô nhiễm hóa chất - vốn đang ngày càng gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe và môi trường.

Các hợp chất gây ung thư được tìm thấy trong thực phẩm hàng ngàyẤn Độ cấm nhiều loại nhựa dùng một lần để xử lý rác thảiÔ nhiễm nhựa, hóa chất vượt quá giới hạn an toàn của hành tinh

leftcenterrightdel
 “Hóa chất vĩnh cửu” (PFAS) có trong rất nhiều các sản phẩm gia dụng và công nghiệp, có thể tích tụ và gây ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ con người. Ảnh: Shutterstock.

Trong suốt hai tuần họp, các quốc gia kỳ vọng sẽ đạt được tiến bộ trong việc bổ sung “hóa chất vĩnh cửu” (PFAS) vào danh sách các chất độc hại bị cấm hoặc hạn chế theo Công ước Stockholm - hiệp ước toàn cầu bảo vệ sức khỏe con người và môi trường trước các mối đe doạ ô nhiễm hóa chất lâu dài.

Được biết, “hóa chất vĩnh cửu” (PFAS) là các hóa chất nhân tạo được sử dụng trong rất nhiều sản phẩm gia dụng và công nghiệp như các sản phẩm tẩy rửa, bao bì thực phẩm, chảo chống dính… PFAS được gọi là “hóa chất vĩnh cửu” vì chúng rất khó phân hủy và có thể tích tụ trong môi trường, cơ thể con người, gây ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ.

Ngoài ra, các nước cũng sẽ tìm cách điều chỉnh hơn nữa việc sử dụng hóa chất và thuốc trừ sâu theo Công ước Rotterdam về quản lý hóa chất độc hại; và xây dựng các hướng dẫn kỹ thuật về quản lý hợp lý rác thải nhựa và rác thải điện tử theo Công ước Basel về quản lý chất thải nguy hại xuyên biên giới.

Hàng triệu người tử vong

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), vào năm 2019, ước tính chỉ một số lượng nhỏ hóa chất có dữ liệu được ghi nhận đã gây ra cái chết cho 2 triệu người, bao gồm cả các bệnh về tim mạch và đường hô hấp, cũng như ung thư.

Trong số nhiều vấn đề quan trọng khác, cuộc họp lần thứ 11 của Hội nghị các bên (COP) của Công ước Stockholm sẽ thảo luận về việc xây dựng các thủ tục và cơ chế tuân thủ, đồng thời xem xét một loạt các khuyến nghị xuất phát từ lần đánh giá thứ hai của Công ước.

Theo đó, các bên sẽ đánh giá việc tiếp tục sử dụng thuốc diệt côn trùng DDT – vốn vẫn được sử dụng để kiểm soát bệnh sốt rét ở một số quốc gia - dựa trên báo cáo của nhóm chuyên gia DDT; báo cáo về tiến độ loại bỏ nhóm hóa chất hữu cơ độc hại PCBs và dự thảo chiến lược nhằm đáp ứng các mục tiêu loại trừ PCBs đến năm 2025 và 2028 được đề ra trong Công ước Stockholm.

Quản lý rác thải

Cuối tháng 5 này, cộng đồng quốc tế cũng sẽ lại tập trung tại Paris để tiếp tục làm việc hướng tới một hiệp ước quốc tế mới, có tính ràng buộc pháp lý về ô nhiễm nhựa.

Cuộc họp lần thứ 16 của COP về Công ước Basel sẽ xem xét khả năng áp dụng các hướng dẫn kỹ thuật để quản lý rác thải nhựa, cũng như các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy theo hướng thân thiện với môi trường.

Các bên sẽ xem xét các khuyến nghị từ Ủy ban Thực hiện và Tuân thủ, bao gồm tiến độ đạt được để đạt được các mục tiêu báo cáo quốc gia.

Một bản cập nhật về công việc của các đối tác liên quan đến Công ước, tập trung vào rác thải điện và điện tử, rác thải nhựa và rác thải sinh hoạt, cũng như ngăn ngừa và chống buôn bán bất hợp pháp rác thải nguy hại và các chất thải khác, cũng sẽ được trình bày trước COP.

Trong khi đó, WHO cho biết tổng sản lượng hóa chất trên toàn thế giới đang gia tăng và doanh số bán hàng dự kiến sẽ tăng gần gấp đôi từ năm 2017 đến năm 2030.

BẢO NGHI (Lược dịch từ UN News)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giảm rác thải nhựa bằng cách nào?

Giảm rác thải nhựa là chuyện không thể giải quyết trong một sớm một chiều, mà cần một lộ trình và hướng đi đúng. Trong đó, trước tiên, cần xây dựng một thế hệ biết phân loại rác.

Giảm rác thải nhựa bằng cách nào
Sẽ nhân rộng mô hình phân loại thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt ở nông thôn

Ngày 26/11, tại UBND xã Vinh Xuân, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức hội nghị nghiệm thu và tổng kết mô hình điểm của Hội Nông dân, tham gia phân loại thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt ở nông thôn năm 2024 tại hai xã Vinh Xuân và Phú Diên của huyện Phú Vang. Dự hội nghị có các ông Phạm Văn Thiện, Giám đốc Trung tâm Môi trường nông thôn (Trung ương Hội Nông dân Việt Nam); Nguyễn Chí Quang, TUV, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh.

Sẽ nhân rộng mô hình phân loại thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt ở nông thôn
Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

Một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ ước tính hóa chất vĩnh cửu (PFAS) có thể làm ô nhiễm nguồn nước của tới 70% trong số khoảng 140 triệu người ở Mỹ lấy nước từ các tầng chứa nước ngầm của quốc gia, thông qua các giếng tư nhân hoặc công cộng, gây ra những tác động tiềm tàng đối với khoảng 95 triệu người, tương đương với 27% dân số nước Mỹ.

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ
Các tập đoàn đa quốc gia phải ngăn rác thải ra đại dương ở Nam bán cầu

Các đại dương trên thế giới, vốn được tôn sùng trong suốt chiều dài lịch sử vì sự rộng lớn và vẻ đẹp của chúng, hiện đang chịu sự tàn phá bởi rác thải tràn lan. Cuộc khủng hoảng này đặc biệt nghiêm trọng ở Nam bán cầu, nơi công tác quản lý vẫn chưa đầy đủ và các quy định lỏng lẻo làm trầm trọng thêm thiệt hại.

Các tập đoàn đa quốc gia phải ngăn rác thải ra đại dương ở Nam bán cầu
Trao giải Cuộc thi xây dựng bài giảng điện tử về chủ đề ô nhiễm rác thải nhựa

Sáng 27/9, Dự án Huế - Đô thị giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam (Dự án TVA) với sự tài trợ của WWF-Na Uy (thông qua Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam, WWF-Việt Nam phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo TP. Huế tổ chức tổng kết mô hình Trường học giảm nhựa năm 2022- 2024 và trao giải Cuộc thi xây dựng bài giảng điện tử tích hợp chủ đề ô nhiễm rác thải nhựa (RTN) năm 2024.

Trao giải Cuộc thi xây dựng bài giảng điện tử về chủ đề ô nhiễm rác thải nhựa
Return to top