Thế giới

Các quy tắc hậu Brexit làm tắc nghẽn thương mại giữa Anh và EU

ClockChủ Nhật, 10/01/2021 15:48
TTH.VN - Một số doanh nghiệp cho biết chi phí và thủ tục giấy tờ đang cản trở thương mại giữa Anh và Liên minh châu Âu vì thực tế là mối quan hệ thương mại hậu Brexit giữa hai bên vẫn còn.

Brexit sẽ thay đổi du lịch và đi lại như thế nào?Hậu Brexit: Ireland trở thành điểm trung chuyển đến châu ÂuNghị viện Anh bỏ phiếu thông qua thỏa thuận thương mại hậu Brexit với EULãnh đạo EU ký Thỏa thuận hậu Brexit trong ngày 30/12Anh kêu gọi các doanh nghiệp chuẩn bị cho việc kết thúc quá trình chuyển tiếp Brexit

Các quy tắc hậu Brexit đang làm tắc nghẽn thương mại giữa Anh và EU. Ảnh minh họa: Euractive/TTXVN/Vietnam+

Anh đã rời khỏi khối bao gồm 27 quốc gia vào năm 2020. Một thỏa thuận thương mại có hiệu lực từ ngày 1/1/2021 cho phép Anh và EU trao đổi hàng hóa mà không có hạn ngạch hoặc không chịu thuế quan.

Tuy nhiên, điều này vẫn khác xa so với một thương mại liền mạch, không rắc rối mà nước này được hưởng, khi Anh vẫn là một phần của thị trường đơn nhất châu Âu. Theo đó, các công ty phải đối mặt với chi phí mặt bằng và nạn quan liêu.

Trong khi tình trạng xếp hàng dài của các đoàn xe chở hàng ở eo biển Anh vẫn chưa được giải quyết trong suốt giai đoạn Giáng sinh và Năm mới, các rào cản khác với thương mại đã xuất hiện.

Công ty chuyển phát nhanh DPD cho biết họ sẽ tạm dừng giao hàng bằng đường bộ từ Anh đến EU cho đến ít nhất là tháng 4 do gánh nặng từ thủ tục giấy tờ mới. Theo DPD, khoảng 20% bưu kiện có dữ liệu không đúng hoặc không đầy đủ. Điều này có nghĩa các kiện hàng, gói hàng sẽ bị gửi trả về cho khách hàng.

Công ty cho biết trong một tuyên bố: “Hiệp định thương mại và hợp tác Anh - EU dẫn đến các quy trình phức tạp hơn, cộng thêm yêu cầu bổ sung về dữ liệu đối với các bưu kiện chuyển đến châu Âu. Điều này, cùng với sự chậm trễ và tắc nghẽn tại các cảng của Vương quốc Anh đã tạo thêm áp lực lên thời gian quay vòng và vận chuyển của chúng tôi”.

“Trước tình hình chưa từng có này, chúng tôi tin rằng việc tạm dừng và xem xét lại dịch vụ đường bộ của chúng tôi vào châu Âu, bao gồm cả Cộng hòa Ireland là đúng đắn”, DPD thông tin.

Cùng lúc đó, chuỗi cửa hàng quần áo và thực phẩm Anh Marks & Spencer cũng cho biết họ phải đối mặt với vấn đề trong cung cấp hàng hóa cho các cửa hàng ở Ireland, Pháp và Cộng hòa Séc do những quy định phức tạp về “quy tắc xuất xứ” trong thỏa thuận thương mại.

Trong bối cảnh này, Michael Gove - Bộ trưởng Nội các Anh phụ trách các vấn đề về Brexit nhận định: “Chúng tôi luôn xác định rõ ràng rằng sẽ có những thay đổi khi hiện tại chúng tôi đã rời khỏi liên minh thuế quan và thị trường đơn nhất. Vì vậy việc tuân thủ đầy đủ các quy định mới là rất quan trọng để tránh trường hợp xuất hiện gián đoạn”.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Return to top