Thế giới

Cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong giải quyết các thách thức toàn cầu

ClockThứ Sáu, 17/09/2021 13:36
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sẽ tham gia thảo luận trực tiếp với các nguyên thủ quốc gia, lãnh đạo các nước về việc đối phó với những thách thức chung mà toàn nhân loại đang phải đối mặt.

'Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội nâng tầm quan hệ Việt Nam-EU'Việt Nam có quá trình chuyển đổi kỹ thuật số nhanh hàng đầu thế giới

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc. (Ảnh: Th. Nhất/TTXVN)

 

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sẽ tham dự Phiên thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 76 và thực hiện một số hoạt động song phương tại New York, Mỹ từ ngày 21-24/9.

Phóng viên TTXVN thường trú tại trụ sở Liên hợp quốc đã có cuộc phỏng vấn Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc về quan hệ Việt Nam với tổ chức đa phương lớn nhất hành tinh trước thềm sự kiện quan trọng này.

- Chủ tịch nước sẽ tham dự kỳ họp Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 76 trong bối cảnh tình hình dịch bệnh toàn cầu vẫn diễn biến phức tạp. Đại sứ đánh giá như thế nào về ý nghĩa chuyến thăm này?

Đại sứ Đặng Đình Quý: Bối cảnh đại dịch hiện nay còn diễn biến rất phức tạp ngay cả tại New York hiện nay, nên việc Chủ tịch nước dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao của chúng ta tham gia và phát biểu tại tuần lễ cấp cao Đại hội đồng và các hoạt động lớn nhất trong năm của Liên hợp quốc tại các diễn đàn đa phương có một ý nghĩa rất đặc biệt, thể hiện tinh thần trách nhiệm rất cao và cam kết rất mạnh của Việt Nam với cương vị là ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc trong hai năm qua (2020-2021).

Thảo luận trực tuyến là một vấn đề, nhưng đến trực tiếp đây nhằm đóng góp, tham gia trực tiếp vào cuộc thảo luận lớn tại diễn đàn lớn như thế này mới thể hiện được trách nhiệm của mình, mới đóng góp được thực sự hiệu quả vào cuộc thảo luận chung của các nguyên thủ quốc gia, lãnh đạo các nước trên toàn cầu về việc đối phó với những thách thức chung mà toàn nhân loại đang phải đối mặt.

Chính vì vậy, chuyến thăm lần này có ý nghĩa rất khác, rất đặc biệt so với các chuyến thăm khác.

- Theo dự kiến, Chủ tịch nước sẽ phát biểu ở nhiều sự kiện quan trọng trong tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc, Đại sứ có thể chia sẻ đó là những sự kiện gì và tầm quan trọng của những vấn đề đó đối với Việt Nam và nhìn rộng ra là đối với thế giới?

Đại sứ Đặng Đình Quý: Bên cạnh phiên thảo luận chính tại Đại hội đồng, Chủ tịch nước dự 3 phiên họp cấp cao nữa. Đó là phiên về hệ thống an ninh lương thực toàn cầu, phiên cấp cao về an ninh khí hậu tại Hội đồng Bảo an và phiên thảo luận cấp cao toàn cầu về ứng phó với đại dịch COVID-19.

Bên cạnh đó, Chủ tịch nước tiếp rất nhiều nguyên thủ quốc gia; gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với rất nhiều nguyên thủ quốc gia đồng thời tiếp rất nhiều đối tác Mỹ.

Tất cả những hoạt động này đều nhằm 3 mục tiêu trước mắt là ứng phó với đại dịch COVID-19, giải quyết hậu quả của đại dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế xã hội sau đại dịch. Đây là những thách thức trực tiếp đối với chúng ta cũng như đối với toàn cầu.

Song song với việc đó thì đây là dịp để Chủ tịch nước trao đổi với nguyên thủ các quốc gia khác về những định hướng đối với toàn nhân loại, làm sao để tiếp tục thực hiện các Mục tiêu Phát triển Bền vững cho đến năm 2030.

Đây cũng là những thách thức chung cho nên chuyến đi này vừa có ý nghĩa thiết thực trực tiếp với những việc trước mắt, đồng thời đối với những mục tiêu lâu dài.

- Chỉ còn 3 tháng nữa Việt Nam sẽ hoàn thành nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an, Đại sứ đánh giá như thế nào về vị thế của Việt Nam tại Hội đồng Bảo an nói riêng và tại Liên hợp quốc nói chung trong thời điểm hiện nay?

Đại sứ Đặng Đình Quý: Khó có thể nói được bởi vị thế của Việt Nam như thế nào phải để các đối tác của mình đánh giá mình. Tôi chỉ có thể nói từ cảm nhận cá nhân của mình.

Cho đến bây giờ chúng ta đã hoàn thành được khoảng 4/5 chặng đường, đã hoàn thành 2 tháng làm Chủ tịch Hội đồng Bảo an vào tháng1/2020 và tháng 4/2021 vừa qua.

Cho đến bây giờ tôi thấy ý kiến chung của các bạn bè hoặc của dư luận Liên hợp quốc đánh giá rất cao cách làm của Việt Nam, tinh thần trách nhiệm của Việt Nam, và họ cũng đánh gia cao những sản phẩm của Việt Nam để lại tại Liên hợp quốc sau 2 tháng Chủ tịch và những đóng góp của mình trong suốt quá trình hoạt động hai năm qua tại Hội đồng Bảo an.

Nói chung, trong lòng bạn bè quốc tế, hình ảnh của Việt Nam tiếp tục được củng cố, gìn giữ và phát huy.

Các nước cũng đánh giá Việt Nam đã hoàn thành những điều Việt Nam đã cam kết khi vận động tranh cử cũng như khi tham gia Hội đồng Bảo an.

Việt Nam đã thực hiện đúng những điều Việt Nam đã cam kết thúc đẩy, những ưu tiên như nâng cao tinh thần thượng tôn pháp luật, nâng cao Hiến chương, luật pháp quốc tế, trong đó có luật biển, luật nhân đạo, cũng như thúc đẩy sự hợp tác giữa Liên hợp quốc và các tổ chức khu vực, nâng cao vai trò của các tổ chức khu vực trong bảo vệ hòa bình và an ninh quốc tế hay như vấn đề bảo vệ dân thường, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em.

Đó là những chủ đề người ta rất quan tâm, và có những điều Việt Nam đã làm được mà các nước khác khó làm được, chẳng hạn như ra Nghị quyết về Bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu đối với cuộc sống của dân thường.

- Xin cảm ơn Đại sứ./.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu

Hiện nay, tính cấp thiết của việc tìm ra giải pháp cho tình thế tiến thoái lưỡng nan về biến đổi khí hậu chưa bao giờ rõ ràng hơn. Vào năm 2024, cuộc thảo luận toàn cầu về thích ứng với khí hậu đã trở nên sâu sắc. Nhiệt độ tăng cao, các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và hệ sinh thái thay đổi đặt ra những thách thức đáng kể cho cả các quốc gia phát triển và đang phát triển.

GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu
Thắng đậm Myanmar 5-0, đội tuyển Việt Nam sẽ gặp Singapore ở bán kết

Tối 21/12, tại Sân vận động Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, đội tuyển Việt Nam đã có trận đấu gặp đội tuyển Myanmar trong khuôn khổ bảng B, giải vô địch bóng đá Đông Nam Á (ASEAN Cup 2024). Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đến xem, cổ vũ và tặng hoa cho các cầu thủ.

Thắng đậm Myanmar 5-0, đội tuyển Việt Nam sẽ gặp Singapore ở bán kết
Quan tâm giải quyết các kiến nghị của cử tri

Tại các kỳ tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ 8, HĐND tỉnh khóa VIII, cử tri trên địa bàn TP. Huế đã có nhiều ý kiến, kiến nghị các vấn đề liên quan đến hạ tầng dân sinh. Điều đáng mừng, TP. Huế đã chỉ đạo các ban ngành, địa phương trả lời thấu đáo cũng như triển khai khắc phục.

Quan tâm giải quyết các kiến nghị của cử tri
Australia tiếp tục hỗ trợ UNDP giải quyết các thách thức phát triển toàn cầu

Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) ngày 18/12 cho hay, Chính phủ Australia vừa đóng góp 13 triệu đô la Australia (tương đương 8,4 triệu USD) vào các nguồn lực cốt lõi của UNDP cho năm 2024. Đóng góp đáng kể này thể hiện cam kết liên tục của Australia đối với sự phát triển bền vững và quan hệ đối tác với UNDP.

Australia tiếp tục hỗ trợ UNDP giải quyết các thách thức phát triển toàn cầu
Nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu-thừa nhà ở xã hội

Nhằm cải thiện chỗ ở cho người thu nhập thấp, từ năm 2022, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch phát triển nhà ở xã hội, với mục tiêu đến năm 2025 có thêm 1,25 triệu m2 sàn nhà ở xã hội, nhưng đến thời điểm này có thể thấy, kế hoạch có nguy cơ “phá sản”. Trong khi đó, nhiều khu nhà ở tái định cư lại bị bỏ hoang, lãng phí, gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu-thừa nhà ở xã hội
Return to top