Thế giới

Cần 30 tỷ USD để phát triển vaccine, phương pháp điều trị COVID-19

ClockThứ Bảy, 27/06/2020 08:36
TTH.VN - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, một sáng kiến toàn cầu về tăng tốc phát triển và sản xuất các xét nghiệm, vaccine và phương pháp điều trị COVID-19 sẽ đòi hỏi hơn 30 tỷ USD trong năm 2021.

WHO cảnh báo có thể 1 năm nữa thế giới mới có vaccine ngừa Covid-19Tổng thư ký Liên Hợp Quốc kêu gọi “tái tạo” thế giới hậu Covid-19Doanh nghiệp ASEAN dự báo tác động nặng nề do hậu quả kinh tế của COVID-19IMF: Suy thoái do COVID-19 sẽ sâu hơn và phục hồi chậm hơn dự kiếnTổng thống Putin: Kinh tế Nga chưa hoạt động đầy đủ trở lại

WHO kêu gọi đầu tư 30 tỷ USD để sản xuất và phát triển phương pháp xét nghiệm, vaccine và cách thức điều trị COVID-19. Ảnh minh họa: Thomas Angus/ Vnexpress

Cho đến nay, mới chỉ có 3,4 tỷ USD đã được đóng góp và vẫn còn thiếu 27,9 tỷ USD trong 12 tháng tới, bao gồm 14 tỷ USD để đáp ứng các nhu cầu tức thời.

Ngozi Okonjo-Iweala, Cựu Bộ trưởng Nigeria nhận định: “Đây là khoản tiền đáng đầu tư. Nếu chúng ta không chung sức ngay bây giờ, tổn thất của con người và nỗi đau kinh tế sẽ ngày càng sâu sắc. Nếu chúng ta chi hàng tỷ đồng bây giờ, sau này chúng ta sẽ không phải chi hàng nghìn tỷ khác. Đã đến lúc phải hành động và cách thức là hành động cùng nhau”.

Ngoài ra, Cựu bộ trưởng Ngozi cũng nhấn mạnh sự quan trọng trong cách tiếp cận bình đẳng, cho phép mọi loại vaccine và phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả được phát triển.

Nhận xét của bà được đưa ra khi có gần 490.000 ca tử vong do COVID-19 đã ghi nhận trên toàn thế giới, cộng với đó là hơn 9,6 triệu ca nhiễm.

Nhất trí về quan điểm của sự đoàn kết giữa các nước, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus khẳng định khoản đầu tư cần thiết sẽ có thể được sử dụng để tiến hành 500 triệu xét nghiệm và 245 triệu biện pháp điều trị cho các nước thu nhập trung bình thấp vào giữa năm 2021.

Tổ chức cũng đặt mục tiêu cung cấp 2 tỷ liều vaccine vào cuối năm tới.

Về tình hình một số nước, tại Anh, chính phủ nước này mới đây đã tuyên bố sẽ dỡ bỏ yêu cầu cách ly 14 ngày đối với những người đến Anh từ các nước có nguy cơ nhiễm COVID-19 thấp. Anh vẫn hạn chế đi lại, song việc di chuyển thiết yếu ngoài lãnh thổ Anh vẫn được nước này nới lỏng cho một số quốc gia và khu vực.

Như vậy, một hội đồng chuyên gia sẽ chia các quốc gia làm 3 nhóm với 3 màu tương ứng: xanh lá cây, màu hổ phách và đỏ. Hành khách đến từ các quốc gia xanh lá và hổ phách sẽ không phải cách ly 14 ngày ngay sau khi nhập cảnh.

“Hệ thống đánh giá rủi ro của chúng tôi sẽ cho phép Anh cẩn thận hơn trong việc mở lại một số tuyến đường du lịch an toàn trên thế giới. Nhưng chúng tôi cũng không ngần ngại ngưng chính sách này ngay lập tức nếu có vấn đề xuất hiện”, một phát ngôn viên của chính phủ Anh cho hay.

Trong khi đó, nguyên tắc áp dụng cho các nước thuộc nhóm màu đỏ vẫn không thay đổi.

Tuy nhiên ở Brazil, đại dịch COVID-19 đã lây lan cho hầu khắp các thị trấn nhỏ và có nguy cơ quay trở lại các thành phố lớn với hiệu ứng “boomerang”. Đây là hậu quả do thiếu điều trị y tế chuyên khoa khiến các bệnh nhân ở khu vực nông thôn tìm đến các bệnh viện lớn ở khu đô thị nhiều hơn.

Hiện Brazil là nước có tình trạng dịch phức tạp thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ khi có hơn 1,2 triệu ca nhiễm, gần 55.000 người tử vong. Trong một số ngày qua, thậm chí tốc độ lây lan bệnh ở Brazil còn nhanh hơn cả ở Mỹ.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Y tế kỹ thuật cao: Tạo đà bứt phá, vươn tầm.

Năm 2023, Bệnh viện Trung ương Huế là đơn vị tiêu biểu xuất sắc trong các đơn vị y tế của cả nước về phát triển các kỹ thuật cao: Ghép tạng, ghép tế bào gốc tạo máu tự thân, lĩnh vực ung thư, đột quỵ, tim mạch...

Y tế kỹ thuật cao Tạo đà bứt phá, vươn tầm
Đầu tư hoàn chỉnh hệ thống thoát nước đô thị

Theo đánh giá của Sở Xây dựng, hệ thống thoát nước ở Khu đô thị mới (KĐTM) An Vân Dương tính đến thời điểm hiện tại đã đáp ứng cơ bản nhu cầu tiêu thoát nước mưa trong khu vục. Tuy nhiên, vẫn có một số vị trí có tình trạng ngập úng cục bộ do vướng mặt bằng nên chưa đầu tư liên thông hệ thống thoát nước đồng bộ.

Đầu tư hoàn chỉnh hệ thống thoát nước đô thị
HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G20:
Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu

Tại thành phố Rio de Janeiro (Brazil), từ ngày 18 - 19/11, các nhà lãnh đạo sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), với chủ đề “Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững”, nhằm giải quyết một loạt vấn đề từ đói nghèo đến cải cách các thể chế toàn cầu.

Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu
Phát huy thế mạnh trong thu hút đầu tư, kinh doanh

Với lợi thế cách Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô khoảng 40km, đồng thời nằm trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây, có QL1A và đường sắt Bắc- Nam đi qua, đặc biệt có Cảng Hàng không quốc tế Phú Bài và Khu công nghiệp (KCN) Phú Bài nên Hương Thủy hội tụ gần như đầy đủ các yếu tố thuận lợi để đẩy mạnh phát triển kinh tế, giao lưu thương mại với các vùng, miền trong nước cũng như quốc tế.

Phát huy thế mạnh trong thu hút đầu tư, kinh doanh
Có một thế giới truyện ngắn Trần Băng Khuê

Đọc Trần Băng Khuê, tôi không có cảm giác đang chạm vào một cấu trúc hư cấu kiểu mẫu, mà đang mò mẫm bước qua từng không gian luôn khép kín, chỉ có một cánh cửa để mở vào một không gian khác và cứ thế dẫm lên những siêu hiện thực không ngừng được bày ra.

Có một thế giới truyện ngắn Trần Băng Khuê
Return to top