Thế giới

Doanh nghiệp ASEAN dự báo tác động nặng nề do hậu quả kinh tế của COVID-19

ClockThứ Năm, 25/06/2020 19:34
TTH - Theo một cuộc khảo sát do Công ty Tư vấn Quản lý Korn Ferry (Mỹ) thực hiện, các doanh nghiệp ở Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) dự báo những tác động lên hoạt động kinh doanh của họ sẽ ở mức đáng kể hoặc thậm chí tồi tệ hơn so với phần còn lại của thế giới.

ASEAN dẫn đầu thế giới trong ngăn chặn đại dịch COVID-19ASEAN: Sử dụng trang web visitseasia.travel làm nền tảng cập nhật du lịch và COVID-19Các nước ASEAN+3 thảo luận phương án phục hồi kinh tế khu vực

Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Singapore trong quý I/2020 được ghi nhận là tồi tệ nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Ảnh minh hoạ: Internet/TTXVN

Một con số khổng lồ 81% các doanh nghiệp ở ASEAN dự kiến doanh thu sụt giảm, so với 72% doanh nghiệp ở Singapore và 73% doanh nghiệp trên toàn cầu. Trong khi đó, 61% các công ty ở ASEAN dự báo sẽ chịu tác động đáng kể (hoặc tệ hơn) đến doanh thu hàng năm trong năm nay, so với 51% trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương và 50% trên toàn cầu. Đây là cuộc khảo sát nhanh thứ 3 do Korn Ferry thực hiện trên hơn 3.500 người được hỏi đến từ 99 quốc gia.

Bà Mary Chua, người đứng đầu phụ trách khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Korn Ferry cho rằng: “Do đại dịch này đang ảnh hưởng nhanh chóng và nghiêm trọng đến các doanh nghiệp trên toàn cầu, chúng tôi không ngạc nhiên khi 9 trong số 10 công ty báo cáo họ sẽ không kinh doanh như thông thường sau đại dịch; trong khi đó, các hoạt động, hệ thống, quy trình và chính sách hiện có sẽ không giữ nguyên”.

Nhiều công ty ở ASEAN khẳng định sẽ tái cấu trúc hoạt động kinh doanh (36% ở ASEAN, so với 29% ở châu Á – Thái Bình Dương, và 23% trên toàn cầu), đồng thời sẽ đào tạo và trang bị lại các kỹ năng cho đội ngũ nhân viên hiện có với năng lực trong những lĩnh vực trọng tâm mới.

“Nhiều nghiên cứu chỉ ra, các công ty đã trải qua những đợt cắt giảm sâu nhất trong thời kỳ suy thoái, với đầu tư hạn chế cho tương lai thường sẽ mất nhiều thời gian nhất để phục hồi, trong khi một số trường hợp có thể không bao giờ phục hồi”, bà Mary Chua nói thêm.

Bên cạnh đó, đóng băng tiền lương được coi là hình thức kiểm soát tiền lương phổ biến nhất trên cả toàn cầu (24%), lẫn khu vực ASEAN (17%). Trong khi cắt giảm lương được báo cáo là ít phổ biến hơn. Cụ thể ở Singapore, ngày càng có nhiều tổ chức đang dự báo tác động nghiêm trọng (ước tính sụt giảm 30-50% doanh thu kinh doanh). Với triển vọng kinh doanh ảm đạm, nhiều hơn các tổ chức ở Singapore đang thực hiện hoặc xem xét những biện pháp kiểm soát chi phí liên quan đến con người. Kể từ cuộc khảo sát gần đây nhất được thực hiện vào tháng 4, 19% các tổ chức đã thực hiện cắt giảm lương tính đến tháng 5/2020, tăng từ 12% trước đó.

Ông Kartikey Singh, cố vấn tại Korn Ferry lưu ý: “Các doanh nghiệp sẽ cần phải hiệu chỉnh lại nhu cầu năng lực của họ, đồng thời tập trung vào việc lấp đầy lại những khoảng trống năng lực được tạo ra trong đại dịch”.

LÊ THẢO

(Lược dịch từ Business Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Doanh nghiệp kỳ vọng vào sự tăng trưởng

Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trong những tháng đầu năm có những dấu hiệu khởi sắc. Nhiều doanh nghiệp có đơn hàng trở lại, lãi suất ngân hàng hạ nhiệt… là những yếu tố thuận lợi để doanh nghiệp chủ động thực hiện tốt kế hoạch hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Doanh nghiệp kỳ vọng vào sự tăng trưởng
Tín chỉ carbon cho doanh nghiệp

Hiện nay, doanh nghiệp (DN) muốn tham gia sâu vào thị trường quốc tế phải có tín chỉ carbon. Tín chỉ carbon được hiểu là chứng nhận để giao dịch thương mại và đổi quyền được phát thải khí nhà kính.

Tín chỉ carbon cho doanh nghiệp
ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Return to top