Thế giới

WHO cảnh báo có thể 1 năm nữa thế giới mới có vaccine ngừa Covid-19

ClockThứ Sáu, 26/06/2020 16:10
WHO dự báo phải mất một năm mới tạo ra được một loại vaccine hiệu quả ngừa virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19.

WHO hy vọng sẽ phân phối hàng trăm triệu liều vaccine trước năm 2021Vaccine Covid-19 của Nga có thể sẽ được sản xuất hàng loạt vào tháng 8

Cầu nguyện trong mùa Covid-19 ở Indonesia.

Tổ chức Y tế Thế giới hôm qua (26/6) cảnh báo, đại dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến xấu trên toàn cầu và có thể sẽ phải mất một năm, thế giới mới có thể tạo ra được một loại vaccine (vắc-xin) hiệu quả chống lại virus SARS-CoV-2.

Cảnh báo có phần u ám về tình hình dịch bệnh của Tổ chức Y tế Thế giới đưa ra trong bối cảnh, Mỹ vẫn là quốc gia có số ca nhiễm và tử vong do Covid-19 cao nhất toàn cầu.

Phát biểu tại một hội nghị trực tuyến với các thành viên Ủy ban Y tế của Nghị viện châu Âu diễn ra hôm qua, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới Tedros Adhanom Ghebreyesus đã nói rằng, đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 đang có chiều hướng thuyên giảm tại châu Âu, song lại diễn biến xấu đi trên toàn cầu, với số ca mắc bệnh dự kiến lên tới 10 triệu người và số ca tử vong chạm mức 500 nghìn vào tuần tới.

“Tổ chức Y tế Thế giới đã ghi nhận hơn 9,2 triệu ca lây nhiễm và gần 480.000 ca tử vong do Covid-19 trên toàn cầu. Mặc dù các ca lây nhiễm đã được khống chế ở hầu hết các nước Liên minh châu Âu song virus SARS-CoV-2 vẫn đang lây lan nhanh trong cộng đồng. Đây vẫn là một loại virus gây chết người và hầu hết mọi người vẫn có nguy cơ lây nhiễm. Giờ là lúc chúng ta cần tăng cường bảo vệ bản thân, không được để xuống tinh thần”, ông Tedros nói.

Theo Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới, trong bối cảnh đó, có thể phải mất một năm để các nhà khoa học sáng chế ra một loại loại vaccine hiệu quả chống lại virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19. Và một loại vaccine như vậy được điều chế thành công, thì nó cần phải trở thành một mặt hàng phổ biến mà tất cả mọi người có thể tiếp cận. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, rất khó có thể khẳng định sẽ có một loại vaccine như vậy bởi thế giới vẫn chưa bào chế thành công một loại vaccine cho một chủng virus corona nào.

Cảnh báo có phần u ám về tình hình dịch bệnh của Tổ chức Y tế Thế giới đưa ra trong bối cảnh, Mỹ vẫn là quốc gia có số ca nhiễm và tử vong do Covid-19 cao nhất toàn cầu, với hơn 2 triệu 500 ca nhiễm và hơn 120.000 ca tử vong.

Trong ngày 23/6 vừa qua, Mỹ tiếp tục ghi nhận số ca lây nhiễm Covid-19 tăng theo ngày ở mức kỷ lục, với con số lên đến hơn 35 nghìn người. Các ca lây nhiễm gia tăng ở nhiều bang như Texas, Arizona, Florida, California, Mississippi and Nevada….  đã buộc chính quyền các bang này phải đóng cửa lại nền kinh tế, sau một thời gian dỡ bỏ dần các biện pháp hạn chế dịch. 

Trong một tuyên bố trước báo giới, thống đốc bang Florida, Ron Desantis đã nói rằng phải nghiêm túc nhìn nhận vào thực tế bởi tình hình đang trở lên xấu đi: “Tôi đã thấy, số ca lây nhiễm Covid-19 đang lây lan với tốc độ nhanh chóng ở nhóm người từ 18 đến 34 tuổi. Số ca dương tính với virus SARS-CoV-2 đang ngày càng cao hơn. 

Nếu các bạn đang ở nhóm dân số ít có nguy cơ dễ bị tổn thương, bạn cần phải biết tự chăm sóc bản thân, không làm lây lan virus ra cộng động bởi nó sẽ gây rủi ro cho những nhóm người dễ bị tổn thương hơn”.

Trước diễn biến phức tạp của đại dịch, một số chuyên gia y tế cảnh báo nhiều bang có thể rơi vào tình trạng mất kiểm soát, trong khi Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cho rằng số ca mắc bệnh thực sự có thể lên tới ít nhất 20 triệu người, cao hơn 10 lần con số chính thức, trong đó có nhiều ca không biểu hiện triệu chứng và dễ trở thành nguồn lây truyền bệnh.

Theo VOV

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức

Từ ngày 26 - 29/11, các đoàn đại biểu từ hơn 110 quốc gia đang tập trung ở Thủ đô Bangkok, Thái Lan để đưa ra các lộ trình quốc gia và đàm phán một tuyên bố chung về sức khỏe răng miệng tại Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu đầu tiên, do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tổ chức.

Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức
COP29: WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu

Ngay trước thềm Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lên tiếng kêu gọi chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đồng thời ủng hộ sự thích ứng và phục hồi lấy con người làm trung tâm.

COP29 

WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu
Return to top