Thế giới

Cần hơn 12 nghìn tỷ USD để “xanh hóa” các nền kinh tế châu Á

ClockChủ Nhật, 12/09/2021 05:33
TTH - Trong bối cảnh châu Á là khu vực phát thải lên đến 1/2 lượng khí C02 trên thế giới, 3 nền kinh tế bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, chiếm khoảng 2/3 tổng lượng khí thải của châu Á hiện đang bắt tay vào các kế hoạch để đạt mức phát thải carbon ròng bằng 0.

Đầu tư 131 nghìn tỷ USD vào năng lượng sạch để ngăn chặn biến đổi khí hậu

Tàu chở dầu chạy bằng khí amoniac do một công ty đóng tàu của Hàn Quốc chế tạo. Ảnh minh họa: Koreabizwire.com/TTXVN

ớc tính về những gì sẽ bao gồm trong quá trình chuyển đổi các nền kinh tế trên thế giới sang một nền tảng khí thải sạch hơn vừa được gói gọn trong báo cáo mới có tiêu đề: “Cuộc đua đạt mức phát thải carbon ròng bằng 0 của châu Á: 12,4 nghìn tỷ USD và cao hơn” do Tập đoàn ING công bố.

Theo đó, chi phí để “xanh hóa” vận tải và năng lực phát điện của 3 trong số các nền kinh tế lớn nhất khu vực châu Á là Trung Quốc, Nhật Bản, và Hàn Quốc sẽ lên tới con số khổng lồ 12,4 nghìn tỷ USD. Và đây chỉ là một phần của quá trình chuyển đổi của một lĩnh vực.

Báo cáo được thực hiện bởi ông Robert Carnell, Trưởng Bộ phận Nghiên cứu khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại ING đã xem xét các chi phí cho việc triển khai một thế hệ vận tải mới có mức phát thải ròng bằng 0, với nguồn điện xanh và sạch, đóng vai trò cần thiết để đáp ứng mục tiêu nói trên.

Cho đến nay, 59 quốc gia đã cam kết đạt được mức phát thải carbon ròng bằng 0. Ông Robert Carnell tính toán rằng, chi phí 12,4 nghìn tỷ USD sẽ bao gồm công suất phát điện cần thiết để cung cấp cho các loại xe điện mới chạy bằng pin, đường sắt điện khí hóa, xe tải chạy bằng hydro, máy bay chạy bằng nhiên liệu hàng không bền vững, và tàu chạy bằng nhiên liệu amoniac.

Con số này không bao gồm các chi phí để nâng cấp, hoặc thay thế những loại xe hiện có, cũng như cung cấp các trạm sạc, lưu trữ nhiên liệu mới trong lĩnh vực vận tải và các lĩnh vực tương tự; và không bao gồm các lĩnh vực công nghiệp và hộ gia đình lớn hơn, phức tạp hơn. Dù vậy, 12,4 nghìn tỷ USD vốn đã tương đương với hơn 90% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc trong năm 2020; đáng chú ý, GDP toàn cầu năm 2019 chỉ đạt hơn 87 nghìn tỷ USD.

Đi sâu hơn vào từng nền kinh tế trong số 3 nền kinh tế nói trên, báo cáo của Tập đoàn ING cho hay, Trung Quốc sẽ phải chi phần lớn hơn trong khoản đầu tư trị giá 12,4 nghìn tỷ USD, với tổng chi phí của nền kinh tế này dự kiến ​​lên tới khoảng 11 nghìn tỷ USD.

Lĩnh vực hàng hải của nền kinh tế Trung Quốc sẽ cần khoản đầu tư lớn nhất để hoàn toàn không có carbon, thông qua việc thay thế dầu diesel và khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) bằng amoniac xanh, tiếp theo là lĩnh vực đường sắt, và sau đó là lĩnh vực hàng không. Ông Robert Carnell nhấn mạnh: “Điều này chỉ xét về chi phí đầu tư để phát điện cho ngành vận tải”.

Trong khi đó, nền kinh tế Nhật Bản sẽ cần khoảng 1 nghìn tỷ USD để chuyển đổi sang một hệ thống vận tải có mức phát thải carbon ròng bằng 0, xét về công suất phát điện cần thiết. Con số này được ước tính ở mức khoảng 20% ​​GDP hiện tại của Nhật Bản; tuy nhiên, con số đó sẽ giảm xuống chỉ còn khoảng 0,6% GDP mỗi năm khi được mở rộng ra trong 30 năm tới.

Ngoài ra, Hàn Quốc sẽ tốn tổng chi phí năng lượng xanh ước tính ở mức 400 tỷ USD để đưa ngành vận tải hướng tới một tương lai không có carbon; con số này sẽ chiếm khoảng 22% GDP hiện tại, hoặc 0,6% GDP mỗi năm trong 30 năm tới.

Tuy nhiên, khi lĩnh vực vận tải chiếm chưa đến 1/3 tổng tiêu thụ năng lượng ở các nền kinh tế nói trên, thì chi phí để chuyển đổi toàn bộ nền kinh tế sẽ là bội số của những gì đã được tính toán. “Mặc dù những con số này nghe có vẻ ít đáng tin, nhưng chúng tôi cho rằng, những mục tiêu này có thể đạt được”, ông Carnell khẳng định; đồng thời giải thích thêm, nếu quá trình chuyển đổi bắt đầu từ hôm nay, sau đó mở rộng ra trong 30-40 năm tới, chi phí hàng năm sẽ giảm xuống mức dễ quản lý hơn: ở mức 0,6% GDP hiện tại mỗi năm đối với Nhật Bản và Hàn Quốc, và 1,8% đối với Trung Quốc.

Hầu hết các chi phí này có khả năng được đáp ứng bởi khu vực tư nhân, và có thể được tài trợ bằng trái phiếu xanh, các công cụ liên kết bền vững hiện có khác, hoặc bằng những công cụ tài chính xanh chưa được phát minh. Tác giả của báo cáo cũng nhấn mạnh rằng, tất cả những chi phí này sẽ thể hiện dưới dạng GDP, và triển vọng cho tăng trưởng tài chính bền vững để đạt được các mục tiêu phát thải carbon ròng bằng 0 sẽ rất to lớn, có khả năng sẽ phát triển không chỉ về quy mô, mà còn theo những cách thức mới và sáng tạo để giúp đưa những mục tiêu đó trở thành hiện thực.

LÊ THẢO

(Lược dịch từ Business Times, ING & Asia News Day)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số

Đó là chủ đề của hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế, do Trường cao đẳng Huế phối hợp với Trường đại học Quốc gia Malang (Indonesia), Đại học Hyderabad (Ấn Độ), Đại học Mahasarakham (Thái Lan), Viện Nhân học Văn hoá (Hà Nội) và Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Đông Bắc (Thái Lan) tổ chức.

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số
Châu Á - Thái Bình Dương: Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu

Các chính phủ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần đầu tư vào giáo dục và đào tạo để phát triển toàn diện kiến thức về khí hậu và những kỹ năng xanh cần thiết cho các nền kinh tế carbon thấp, theo Sổ tay Biến đổi khí hậu và giáo dục vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố.

Châu Á - Thái Bình Dương Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu
Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

Trong một phân tích của Morgan Stanley, các thị trường mới nổi như Ấn Độ đang trên đà thúc đẩy tăng trưởng của châu Á, khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc dần suy giảm. Đáng chú ý, Ấn Độ cùng với các nền kinh tế Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines và Malaysia được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng của khu vực.

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai
Trường Cao đẳng Huế:
Đăng cai Hội thảo "Xã hội và văn hoá châu Á trong thời kỳ công nghệ số"

Với chủ đề "Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số", hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á sẽ diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế. Được Trường Cao đẳng Huế đồng chủ trì tổ chức, đây là lần đầu tiên Trường Cao đẳng Huế vinh dự đăng cai tổ chức sự kiện này.

Đăng cai Hội thảo Xã hội và văn hoá châu Á trong thời  kỳ công nghệ số
Return to top