Thế giới
Tổ chức Y tế thế giới (WHO):

Cần khẩn trương nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đối với NTD và sốt rét

ClockThứ Sáu, 24/05/2024 06:12
TTH - Nhóm đặc nhiệm của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về biến đổi khí hậu, các bệnh nhiệt đới bị lãng quên (NTD) và sốt rét vừa hợp tác với Diễn đàn Reaching the Last Mile (RLM) công bố một đánh giá trên hơn 42.690 nghiên cứu cho thấy, vẫn chưa có sự hiểu biết đầy đủ về tác động thực tế và tiềm ẩn của những thay đổi của các hình thái khí hậu đối với bệnh sốt rét và NTD.

WHO phê duyệt vaccine sốt xuất huyết thứ hai, mở rộng khả năng tiếp cận toàn cầuTổ chức Y tế thế giới (WHO): Dữ liệu ban đầu về “miếng dán” vắc-xin cho thấy hứa hẹn trong cuộc chiến chống bệnh sởiTổ chức Y tế thế giới (WHO): Chưa có dấu hiệu cúm gia cầm H5N1 lây lan từ người sang người

Phun thuốc diệt muỗi để phòng bệnh sốt rét tại thành phố Mumbai, Ấn Độ. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN 

Nhiệt độ tăng và các hình thái thời tiết biến đổi đang làm thay đổi sự lây lan của các bệnh do vector truyền bệnh. Khi phạm vi địa lý của các vector truyền bệnh như muỗi mở rộng, nguy cơ lây lan, hoặc tái xuất hiện những căn bệnh này sang các khu vực mới và chưa được chuẩn bị cũng tăng theo.

Những phát hiện của đánh giá nói trên nhấn mạnh, những thay đổi về tỷ lệ lưu hành, tỷ lệ mắc bệnh, phạm vi và cường độ của bệnh sốt rét và một số bệnh NTD có thể được cảm nhận rõ ràng nhất ở những cộng đồng vốn đã bị ảnh hưởng một cách không cân xứng.

Ông Ibrahima Socé Fall, Giám đốc Chương trình NTD toàn cầu của WHO, người đứng đầu đánh giá cho biết: “Những phát hiện được trình bày trong đánh giá này nhấn mạnh sự cần thiết phải có mô hình tiêu chuẩn hóa, hợp tác và toàn diện hơn, để có thể hiểu rõ hơn và dự báo tác động của biến đổi khí hậu đối với bệnh sốt rét và NTD, cả trực tiếp và gián tiếp… Đánh giá quan trọng và kịp thời này cho thấy những xu hướng đáng báo động, và là lời kêu gọi hành động khẩn cấp”.

Về phần mình, bà Tala Al-Ramahi, Giám đốc Chiến lược của Reaching the Last Mile lưu ý: “Cuộc khủng hoảng khí hậu có nguy cơ làm đảo ngược tiến bộ của nhiều thập kỷ về y tế và phát triển toàn cầu. Cần khẩn trương đầu tư nhiều hơn vào nghiên cứu để hỗ trợ sự phát triển các biện pháp can thiệp kịp thời và dựa trên bằng chứng, đồng thời cho phép chúng ta dự báo và giảm thiểu những hậu quả tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu đối với sức khỏe con người”.

Đáng chú ý, với chỉ 34% nghiên cứu được đánh giá có đề cập đến chiến lược giảm thiểu và 5% nghiên cứu xem xét các phương pháp thích ứng, đánh giá này nhấn mạnh thêm việc thiếu bằng chứng cần thiết để bảo vệ những thành quả đạt được trong việc chống lại bệnh sốt rét và NTD trong những thập kỷ gần đây.

LÊ THẢO (Lược dịch từ WHO)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bổ nhiệm ông Nguyễn Vinh Hưng làm Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo

Sáng 11/9, UBND tỉnh tổ chức lễ công bố quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về bổ nhiệm lại Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) và bổ nhiệm Phó Giám đốc Sở GD&ĐT. Dự hội nghị có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương.

Bổ nhiệm ông Nguyễn Vinh Hưng làm Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo
OPEC sẽ tổ chức hội thảo quốc tế lần thứ 9 tại Vienna vào năm tới

Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) sẽ tổ chức Hội thảo quốc tế OPEC lần thứ 9 tại Cung điện Hoàng gia Hofburg ở Vienna (Áo) vào ngày 9-10/7/2025 với chủ đề “Cùng nhau vạch ra lộ trình: Tương lai của năng lượng toàn cầu”. Đây là thông tin được tổ chức vừa cập nhật trên website chính thức.

OPEC sẽ tổ chức hội thảo quốc tế lần thứ 9 tại Vienna vào năm tới
WHO kêu gọi quyên góp 135 triệu USD ứng phó với đậu mùa khỉ

Ngày 23/8, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ông Tedros Adhanom Ghebreyesus kêu gọi hành động chung toàn cầu để kiểm soát đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ (mpox) mới, đồng thời cho biết kế hoạch ứng phó sẽ cần ít nhất 135 triệu USD trong 6 tháng tới.

WHO kêu gọi quyên góp 135 triệu USD ứng phó với đậu mùa khỉ
Return to top