Thế giới

WHO phê duyệt vaccine sốt xuất huyết thứ hai, mở rộng khả năng tiếp cận toàn cầu

ClockThứ Sáu, 17/05/2024 07:16
TTH - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố vừa phê duyệt loại vaccine thứ 2 ngừa sốt xuất huyết, một động thái có thể bảo vệ hàng triệu người trên toàn thế giới chống lại căn bệnh do muỗi truyền vốn đang lây lan khắp châu Á, châu Phi, châu Mỹ, và lan sang cả các khu vực trước đây chưa từng bị ảnh hưởng.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO): Dữ liệu ban đầu về “miếng dán” vắc-xin cho thấy hứa hẹn trong cuộc chiến chống bệnh sởiTổ chức Y tế thế giới (WHO): Chưa có dấu hiệu cúm gia cầm H5N1 lây lan từ người sang ngườiThêm 3 nước triển khai vaccine sốt rét

 WHO vừa phê duyệt vaccine sốt xuất huyết mang nhãn hiệu Qdenga của công ty dược phẩm Takeda Pharmaceutical (Nhật Bản). Ảnh minh họa: Tuoitre

Cụ thể, WHO đã phê duyệt vaccine sốt xuất huyết mang nhãn hiệu Qdenga của công ty dược phẩm Takeda Pharmaceutical (Nhật Bản), sau vaccine đầu tiên là Dengvaxia của Sanofi (Pháp) được WHO cấp phép năm 2016. Được biết, vaccine Qdenga đã được phê duyệt ở các quốc gia như Indonesia, Thái Lan, Argentina và Brazil, đồng thời cũng đã được Cơ quan Dược phẩm châu Âu cấp phép vào năm 2022.

Vaccine Qdenga có liệu trình tiêm 2 liều trong khoảng thời gian 3 tháng, bảo vệ chống lại 4 loại huyết thanh của virus sốt xuất huyết. Trước đó, Qdenga đã được WHO cho phép sử dụng cho trẻ em từ 6 - 16 tuổi ở những khu vực có tỷ lệ lây nhiễm cao.

Các nghiên cứu cho thấy vaccine này của Takeda có hiệu quả khoảng 84% trong việc ngăn ngừa người bệnh nhập viện vì sốt xuất huyết và hiệu quả khoảng 61% trong việc ngăn chặn các triệu chứng.

Tiến sĩ Rogério Gaspar, Giám đốc phụ trách quy định và kiểm duyệt chất lượng thuốc và vaccine của WHO cho biết đây là “một bước quan trọng trong việc mở rộng khả năng tiếp cận toàn cầu đối với vaccine sốt xuất huyết”. Theo đó, việc cấp phép này của WHO đồng nghĩa với việc vaccine này đủ điều kiện để các nhà tài trợ và các cơ quan khác của Liên hợp quốc có thể mua và cung cấp cho các nước nghèo.

Hiện không có phương pháp điều trị cụ thể cho bệnh sốt xuất huyết, nguyên nhân hàng đầu gây bệnh nghiêm trọng và tử vong ở khoảng 120 quốc gia Mỹ Latinh và châu Á. Mặc dù khoảng 80% số ca nhiễm là nhẹ, những trường hợp sốt xuất huyết nặng có thể dẫn đến xuất huyết, suy đa tạng và tử vong.

Năm 2023, LHQ ước tính có khoảng 5 triệu ca mắc sốt xuất huyết và trên 5.000 ca tử vong vì căn bệnh này - con số lớn nhất từng được ghi nhận. Hồi tháng 3, chính quyền Rio de Janeiro (Brazil) đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng đối với dịch sốt xuất huyết và nước này bắt đầu triển khai vaccine Takeda để tiêm chủng cho ít nhất 3 triệu người.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ AFP)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

NGÀY THẾ GIỚI KHÔNG THUỐC LÁ 2024 (31/5):
WHO kêu gọi bảo vệ giới trẻ

Từ năm 1987, ngày 31/5 hằng năm được chọn là Ngày Thế giới không thuốc lá, nhằm thu hút sự chú ý toàn cầu đến đại dịch thuốc lá, cũng như đến tình trạng tử vong và bệnh tật cho hút thuốc gây ra.

WHO kêu gọi bảo vệ giới trẻ
Tổ chức Y tế thế giới (WHO):
Cần khẩn trương nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đối với NTD và sốt rét

Nhóm đặc nhiệm của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về biến đổi khí hậu, các bệnh nhiệt đới bị lãng quên (NTD) và sốt rét vừa hợp tác với Diễn đàn Reaching the Last Mile (RLM) công bố một đánh giá trên hơn 42.690 nghiên cứu cho thấy, vẫn chưa có sự hiểu biết đầy đủ về tác động thực tế và tiềm ẩn của những thay đổi của các hình thái khí hậu đối với bệnh sốt rét và NTD.

Cần khẩn trương nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đối với NTD và sốt rét
Tổ chức Y tế thế giới (WHO): Dữ liệu ban đầu về “miếng dán” vắc-xin cho thấy hứa hẹn trong cuộc chiến chống bệnh sởi

Có ít người thích tiêm vắc-xin; và đối với các phụ huynh có con nhỏ, họ thậm chí còn ít thích chúng hơn khi đến thời điểm các con phải đi tiêm vắc-xin. Tuy nhiên hiện nay, có thể có một giải pháp thay thế dễ dàng hơn dưới dạng miếng dán, có thể dán lên da một cách đơn giản.

Tổ chức Y tế thế giới WHO  Dữ liệu ban đầu về “miếng dán” vắc-xin cho thấy hứa hẹn trong cuộc chiến chống bệnh sởi
Return to top