Thế giới

Cảnh báo: Nhựa vẫn đang "hiện diện rộng rãi" trong thực phẩm

ClockThứ Hai, 08/01/2024 15:10
TTH.VN - Theo nghiên cứu mới của Consumer Reports, phthalates và bisphenol - hai thành phần nhựa có liên quan đến nhiều nguy cơ sức khỏe khác nhau như tiểu đường và rối loạn nội tiết tố - vẫn đang hiện diện rộng rãi trong các mặt hàng chủ lực của siêu thị và thức ăn nhanh, bất kể bao bì và thành phần của chúng, cũng như có chứng nhận hữu cơ hay không.

Tìm thấy hạt vi nhựa trong cá khô một số nước châu ÁChâu Á: Nhiều doanh nghiệp chuyển sang bao bì có thể ăn đượcPhong trào "Không rác thải" thách thức ngành đóng gói thực phẩm và văn hóa tiêu dùngLiên minh châu Âu sẽ cấm sản phẩm đồ nhựa dùng một lần

 Bất chấp nhiều cảnh báo, nhựa vẫn được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm. Ảnh minh hoạ: tsunagulocal.com

Consumer Report - tổ chức phi lợi nhuận của Mỹ chuyên thẩm định chất lượng các sản phẩm độc lập, phát hiện ra rằng 99% các loại thực phẩm ở siêu thị và thức ăn nhanh mà họ thử nghiệm gần đây có chứa phthalate, còn được gọi là “chất làm dẻo”, một loại hóa chất được sử dụng để làm cho nhựa bền hơn. Ngoài ra, 79% mẫu thực phẩm có chứa bisphenol A (BPA - một hóa chất công nghiệp được sử dụng trong sản xuất nhựa) và các bisphenol khác. Cả hai loại hóa chất này đều có hại cho sức khỏe.

Theo báo cáo, mặc dù không có mức phthalate nào vượt quá giới hạn do các cơ quan quản lý Mỹ và châu Âu đặt ra, nhưng cũng không có mức độ phthalates nào được các nhà khoa học xác nhận là an toàn, điều đó đồng nghĩa với việc không có sự đảm bảo nào về tính an toàn của thực phẩm mà bạn nạp vào cơ thể.

Được biết, phthalates và bisphenol có thể phá vỡ quá trình sản xuất và điều hòa estrogen và các hormone khác, có khả năng làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh, ung thư, tiểu đường, vô sinh, rối loạn phát triển thần kinh, béo phì và các vấn đề sức khỏe khác.

Với nghiên cứu lần này, Consumer Reports đã thử nghiệm đa dạng các loại thực phẩm, từ các bữa ăn chế biến sẵn, trái cây và rau quả, sữa và các sản phẩm từ sữa khác… cho đến thức ăn trẻ em, thức ăn nhanh, thịt và hải sản, tất cả đều được đóng gói dưới nhiều loại bao bì khác nhau, từ trong lon, túi cho đến giấy bạc.

Trong số các loại thực phẩm được thử nghiệm tại siêu thị, phô mai hữu cơ Ravioli của Annie chứa nhiều phthalate nhất trên mỗi khẩu phần với  53.579 nanogram, tiếp theo là đào thái lát Del Monte và cá hồi hồng Chicken of the Sea.

Mức phthalate tăng cao cũng được tìm thấy trong các sản phẩm như Cheerios, thức ăn trẻ em Gerber và sữa chua Yoplait, cùng một số bánh mì kẹp thịt, gà viên chiên và khoai tây chiên của Wendy's, Burger King và McDonald's…. “Điều đó cho thấy những hóa chất này phổ biến đến mức nào”, ông James Rogers, người giám sát việc kiểm tra độ an toàn sản phẩm của Consumer Reports, cho biết.

Quy định thưa thớt và lỗi thời

Consumer Reports cho biết trước đây, hóa chất nhựa được cho là chỉ xâm nhập vào thực phẩm đóng gói sẵn thông qua bao bì, nhưng các nghiên cứu mới chỉ ra rằng chúng có thể “thấm” vào các sản phẩm thực phẩm theo nhiều cách khác.

Cụ thể, phthalates có thể xâm nhập vào thực phẩm thông qua hệ thống ống dẫn, băng chuyền và và thậm chí từ găng tay được sử dụng trong quá trình chế biến thực phẩm. Thành phần nhựa này cũng có thể xâm nhập vào thịt và nông sản thông qua nguồn nước và đất bị ô nhiễm.

Từ lâu, các nhà hoạt động về an toàn đã tranh luận về một lệnh cấm liên bang đối với việc sử dụng chất làm dẻo trong đóng gói và chế biến thực phẩm, nhưng hầu hết đều không thành công.

Năm 2023, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã bác bỏ kiến nghị kêu gọi cấm sử dụng phthalate trong bao bì thực phẩm và chế biến thực phẩm. Hiện có rất ít quy định hạn chế sử dụng phthalate và ngưỡng hiện tại đối với bisphenol A (BPA) và một số phthalate khác được nhiều chuyên gia cho là đã lỗi thời.

Nhà khoa học Tunde Akinleye của Consumer Reports, người giám sát các cuộc thử nghiệm, cho biết: “Nhiều ngưỡng trong báo cáo không phản ánh kiến thức khoa học mới nhất và có thể không bảo vệ con người khỏi tất cả các ảnh hưởng tiềm tàng đến sức khỏe”.

Ngoài ra, còn có một bức tranh lớn hơn cần được xem xét. Do chúng ta tiếp xúc tích lũy với phthalate có trong rất nhiều sản phẩm được sử dụng và trong thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày, thật khó để định lượng mức độ phthalate nào được coi là “an toàn” trong bất kỳ một sản phẩm nào.

Theo báo cáo được Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA) công bố hồi tháng 9/2023, kết quả một cuộc đo hoá chất ở người dân châu Âu cho thấy BPA đã được tìm thấy ở 92% người trưởng thành tham gia đến từ 11 quốc gia châu Âu, trong đó tất cả những người tham gia từ Pháp, Luxembourg và Bồ Đào Nha đều có nồng độ BPA trong nước tiểu vượt quá mức an toàn.

BẢO NGHI (Lược dịch từ Reuters & CBSNews)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Phân Phối yến thô DXNEST Nguyên Chất, Giá Tốt dây kháng lực Chai thủy tinh những dấu hiệu bé bị thiếu kẽm Thức ăn ướt Pate mèo yến sào LifenestĐịa chí bán lồng sắt đựng hàng sữa phát triển trí não cho bé 3 tuổi Pavico Việt Nam

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trạm chờ tiếp nước giúp giảm rác thải nhựa

Từ năm 2023 đến nay, Dự án Huế - Đô thị giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam đã tài trợ tổng cộng 9 trạm nhà chờ và máy cấp nước uống miễn phí tại các địa điểm di sản và điểm du lịch, với kỳ vọng giảm rác thải nhựa từ hoạt động du lịch.

Trạm chờ tiếp nước giúp giảm rác thải nhựa
ĐẠI HỘI TIM MẠCH TOÀN QUỐC LẦN THỨ 19:
“Tim mạch học trong kỷ nguyên mới - Con đường bước ra thế giới”

Diễn ra trong các ngày từ 13 đến 15/12, Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 19 có chủ đề “Tim mạch học trong kỷ nguyên mới: Con đường bước ra thế giới” do Thừa Thiên Huế đăng cai tổ chức. Đây không chỉ là dịp để các nhà khoa học chia sẻ tri thức, kinh nghiệm, mà còn là cơ hội cập nhật các tiến bộ kỹ thuật và giải pháp mới nhằm giảm thiểu gánh nặng bệnh tật, nâng cao chất lượng sống của người dân.

“Tim mạch học trong kỷ nguyên mới - Con đường bước ra thế giới”
Chiến lược toàn cầu chống lại virus lây truyền qua đường thực phẩm

Kết quả của báo cáo mới được thực hiện dưới sự hợp tác của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xác định những thách thức cấp bách nhất thế giới trong việc giải quyết các bệnh do virus lây truyền qua đường thực phẩm.

Chiến lược toàn cầu chống lại virus lây truyền qua đường thực phẩm
Return to top