Thế giới

Châu Á: Nhiều doanh nghiệp chuyển sang bao bì có thể ăn được

ClockChủ Nhật, 11/04/2021 15:21
TTH.VN - Các công ty và doanh nghiệp châu Á đang tạo ra những loại bao bì thực phẩm và đồ uống có thể ăn được, nhằm giảm lượng rác thải nhựa, đáp ứng các quy định nghiêm ngặt hơn của Chính phủ; đồng thời thu hút những người tiêu dùng đang ngày càng quan tâm đến vấn đề môi trường.

Nikkei: Người tiêu dùng châu Á cần đi đầu trong việc từ bỏ bao bì nilon250 tổ chức lớn cam kết cắt giảm chất thải nhựa để hạn chế ô nhiễm

Một loại túi có thể ăn được tại Nhật Bản. Ảnh minh họa: CNN/TTXVN

Asahi Group Holdings, một nhà sản xuất đồ uống của Nhật Bản nổi tiếng với các loại bia, vừa hợp tác với nhà sản xuất bánh kẹo Marushige Seika để phát triển một loại cốc có thể ăn được. Chiếc cốc, trông giống như một que kem, được làm từ tinh bột khoai tây và được nướng ở nhiệt độ cao để làm cứng.

Theo Asahi, chiếc cốc này có thể duy trì ở trạng thái rắn trong khoảng 1 giờ đồng hồ khi chứa chất lỏng bên trong. Ngoài công dụng chứa các loại thức uống, chiếc cốc này cũng có thể được sử dụng cho các món ăn như cà ri và súp. Chiếc cốc có đến 4 hương vị, bao gồm: vị cơ bản, bánh gạo tôm, sô cô la, và các loại hạt. Asahi vừa bắt đầu bán loại cốc này hồi tháng 3 vừa qua, với mức giá 1.200 yên (tương đương 11 USD) cho 1 bộ gồm 10 cốc cỡ thường, mỗi cốc có dung tích 100 ml.

Sự thúc đẩy đối với sản phẩm này diễn ra trong bối cảnh các quy định được thắt chặt đối với bao bì nhựa dùng một lần ở khu vực châu Âu và châu Á. Asahi cũng tiến hành bán cốc theo hình thức trực tuyến cho các nhà hàng và cả những người tiêu dùng muốn sử dụng loại cốc này tại nhà.

Trước đó vào năm 2016, Machiko Hayashi, chủ sở hữu của 10sense, công ty điều hành cửa hàng cà phê R J CAFE ở thành phố Osaka (Nhật Bản) đã tung ra một loại tách cà phê espresso có thể ăn được, có tên là “Ecopresso”, khi cô gặp phải khó khăn trong việc bán cà phê. Cô bắt đầu sử dụng những chiếc cốc làm từ bánh quy và chúng thu hút sự quan tâm lớn trên mạng xã hội ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc,... Machiko Hayashi nói với Tạp chí Nikkei Asia rằng: “Giờ đây, nhiều công ty và quán cà phê quan tâm đến chiếc cốc ăn được của chúng tôi hơn, bởi nhận thức về môi trường ngày càng tăng”.

Cô cho biết, đơn đặt hàng không chỉ đến từ những quán cà phê khác mà còn từ các tập đoàn lớn, như các hãng xe hơi để sử dụng trong chiến dịch nhận thức về môi trường của họ. Gần đây, Machiko Hayashi cũng đã tạo ra một loại cốc Ecopresso không chứa gluten để xuất khẩu, và có kế hoạch bán loại cốc này ở Mỹ và khu vực châu Âu một khi đại dịch COVID-19 kết thúc.

Trong một động thái liên quan, ông Hiroshi Yamaji thuộc Công ty Kimura Alumi Foil có trụ sở tại thành phố Osaka nhận định: "Sự quan tâm đến những chiếc cốc ăn được đang tăng lên, khi nhiều công ty chú ý nhiều hơn đến các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên Hiệp Quốc".

Bên cạnh đó, công ty nghiên cứu MarketsandMarkets của Ấn Độ dự báo, ​​nhu cầu trên toàn thế giới đối với các loại bao bì có thể ăn được sẽ tăng lên mức 679 triệu USD vào năm 2025, đánh dấu mức tăng 29% so với năm 2019. Trong đó, Bắc Mỹ sẽ là thị trường lớn nhất trong giai đoạn 2019 - 2025, công ty này cũng dự báo khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ đạt tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm cao nhất trên toàn cầu.

Tại Indonesia, công ty Evo & Co được thành lập vào năm 2016 đã phát triển các loại cốc ăn được và vật liệu đóng gói được làm từ tảo. Những chiếc cốc, được gọi là "Ello Jello", có các hương vị như vải, cam, trà xanh; và không làm thay đổi hương vị của đồ uống mà chúng chứa bên trong. Bên cạnh việc có thể ăn được, chúng còn có thể phân hủy trong 30 ngày.

Một đơn vị khác cũng vừa bắt đầu phát triển bao bì thực phẩm có thể ăn được là Viện Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Malaysia, một cơ quan Chính phủ thuộc Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp Thực phẩm Malaysia. Loại bao bì này được làm từ rong biển, tinh bột sắn, và tinh bột cọ. Bà Siah Watt Moey, cán bộ nghiên cứu chính của Viện cho hay: “Không thể thay thế hoàn toàn bao bì nhựa trong thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, chúng ta có thể thay thế một phần đối với việc sử dụng nhựa, nhất là nhựa dùng một lần đối với thực phẩm khô đóng gói", chẳng hạn như những gói cà phê hòa tan, ngũ cốc ăn sáng ăn liền, và bột gia vị cho mì ăn liền.

Mặc dù các sản phẩm vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu và phát triển, bà Siah Watt Moey khẳng định các kế hoạch đang sẵn sàng để sản xuất thương mại; đồng thời cũng có hy vọng hợp tác với các công ty để thương mại hóa nhanh hơn.

Lê Thảo (Lược dịch từ Nikkei Asia)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Liên kết hữu ích

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Doanh nghiệp cần hoàn thành các nghĩa vụ thuế trước khi giải thể

Trong bối cảnh kinh tế có nhiều khó khăn, giải thể doanh nghiệp (DN) đã trở thành một lựa chọn bất đắc dĩ của nhiều chủ DN, nhất là các DN nhỏ và vừa. Tuy nhiên, việc không nắm các quy định pháp luật về giải thể DN, nhất là tuân thủ các nghĩa vụ thuế liên quan khiến thời gian thực hiện thủ tục giải thể DN kéo dài.

Doanh nghiệp cần hoàn thành các nghĩa vụ thuế trước khi giải thể
Để văn hóa doanh nghiệp là chìa khóa phát triển bền vững

Văn hóa doanh nghiệp (DN)-chìa khóa vàng để phát triển bền vững là chủ đề chương trình cà phê doanh nhân do Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp (DN) tỉnh tổ chức trong ngày 16/11. Chương trình có sự tham gia chia sẻ của ông Lê Viết Hải, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình, Chủ tịch Hiệp hội Xây dựng và Vật liệu xây dựng TP.HCM, Phó Chủ tịch Hiệp hội Văn hóa DN Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Sách doanh nhân.

Để văn hóa doanh nghiệp là chìa khóa phát triển bền vững
Thanh niên với an toàn giao thông

Sáng 16/11, Đoàn Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh phối hợp với Ban thanh niên Công an tỉnh, Công ty Honda Lộc Thịnh tổ chức Ngày hội “Thanh niên với an toàn giao thông” năm 2024 dành cho học sinh, sinh viên Trường cao đẳng Huế.

Thanh niên với an toàn giao thông
Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

Trong một phân tích của Morgan Stanley, các thị trường mới nổi như Ấn Độ đang trên đà thúc đẩy tăng trưởng của châu Á, khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc dần suy giảm. Đáng chú ý, Ấn Độ cùng với các nền kinh tế Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines và Malaysia được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng của khu vực.

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai
Giới lãnh đạo doanh nghiệp APEC kêu gọi hành động để thúc đẩy tăng trưởng bền vững

Trước thềm cuộc đối thoại thường niên giữa các thành viên Hội đồng Tư vấn doanh nghiệp APEC (ABAC) với các nhà lãnh đạo APEC sẽ diễn ra ở Peru vào cuối tuần này, giới lãnh đạo doanh nghiệp từ khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương kêu gọi các nhà lãnh đạo APEC có hành động quyết đoán hơn để thúc đẩy tăng trưởng bền vững và toàn diện giữa những thách thức xuyên biên giới hiện nay.

Giới lãnh đạo doanh nghiệp APEC kêu gọi hành động để thúc đẩy tăng trưởng bền vững
Return to top