Thế giới

CDC Mỹ: Người đã chủng ngừa COVID-19 vẫn nên mang khẩu trang nơi có nguy cơ cao

ClockThứ Tư, 28/07/2021 09:52
TTH.VN - Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ hôm qua (27/7) khuyến nghị những người đã được tiêm chủng đầy đủ vaccine ngừa COVID-19 nên quay lại với việc đeo khẩu trang tại những điểm công cộng trong nhà ở những khu vực mà COVID-19 đang lây lan nhanh chóng.

Mỹ sẽ phân phát miễn phí 25 triệu khẩu trang cho người dânMỹ: CDC có thể khuyến nghị đeo 2 khẩu trang để chống lại virusTiến sĩ Anthony Fauci khuyến nghị người Mỹ đeo 2 khẩu trang

Mang khẩu trang được xem là một biện pháp cần thiết để phòng ngừa COVID-19. Ảnh: THX/TTXVN

“Ở những khu vực có mức độ lây truyền cao và đáng kể, CDC khuyến cáo những người được tiêm chủng đầy đủ vẫn nên đeo khẩu trang những nơi công cộng trong không gian kín, để giúp ngăn ngừa sự lây lan của biến thể Delta và bảo vệ những người khác”, cơ quan này cho biết.

Trong một hướng dẫn được ban hành vào đầu tháng này, CDC Mỹ cũng khuyến cáo tất cả học sinh, giáo viên và nhân viên tại các trường học từ mẫu giáo đến lớp 12 cần đeo khẩu trang, bất kể họ đã được tiêm chủng hay chưa.

Các ca nhiếm COVID-19 ở Mỹ đang gia tăng do biến thể Delta rất dễ lây lan, xuất hiện lần đầu tiên ở Ấn Độ nhưng đã nhanh chóng lan truyền và hiện chiếm hơn 80% số ca nhiễm COVID-19 ở Mỹ.

Tổng thống Mỹ Joe Biden nói rằng, việc tăng cường tiêm chủng và đeo khẩu trang sẽ giúp Mỹ tránh được các biện pháp phong toả, ngừng hoạt động và đóng cửa trường học vì đại dịch mà nước này đã phải áp dụng trong năm ngoái. “Chúng ta sẽ không quay lại điều đó”, Tổng thống Biden nói.

CDC cho biết 63,4% các quận của Mỹ có tốc độ lây truyền đủ cao, khiến việc mang khẩu trang cần được đảm bảo.

Hồi tháng 5, chỉ dẫn từ cơ quan này cho rằng những người đã được tiêm chủng đầy đủ không cần phải mang khẩu trang ở ngoài trời và có thể không cần khẩu trang trong không gian kín ở hầu hết những nơi đông người, ngoại trừ trên phương tiện giao thông công cộng và trong bệnh viện.

Tiến sĩ David Doudy, một nhà dịch tễ học tại Đại học Johns Hopkins, cho biết khuyến nghị mới của CDC được thúc đẩy bởi sự thay đổi trong các mô hình lây nhiễm khi nhận thấy số trường hợp nhiễm bệnh thường tăng gấp đôi cứ sau 10 ngày hoặc lâu hơn.

“Biện pháp phòng ngừa cần thiết”

Trong một tuyên bố, Chủ tịch Liên đoàn Giáo viên Mỹ Randi Weingarten ca ngợi hướng dẫn mới của CDC về việc mang khẩu trang, gọi đây là “một biện pháp phòng ngừa cần thiết cho đến khi trẻ em dưới 12 tuổi có thể tiêm vaccine ngừa COVID-19 và có thêm nhiều người Mỹ trên 12 tuổi được chủng ngừa hơn nữa”.

Hướng dẫn trước đây của CDC cho các trường học chỉ kêu gọi những học sinh chưa được tiêm chủng phải đeo khẩu trang.

Tuy nhiên, các khuyến nghị mới của CDC không có tính ràng buộc và nhiều người Mỹ có thể chọn không tuân theo. Được biết, ít nhất 8 tiểu bang đã cấm trường học yêu cầu học sinh đeo khẩu trang.

Tiến sĩ Isaac Weisfuse, một nhà dịch tễ học tại Đại học Y tế Công Cornell, cho rằng nhiều khả năng sự thay đổi này sẽ vấp phải một số phản đối ở một số người vì họ có thể coi đó là hành động quay ngược.

Mỹ hiện vẫn dẫn đầu thế giới về số ca nhiễm mới trung bình hàng ngày, chiếm 1/9 số ca bệnh mới mỗi ngày được báo cáo trên toàn thế giới. Mức trung bình trong 7 ngày đối với các trường hợp mắc mới đã tăng mạnh và đang ở mức 57.126 ca, bằng khoảng 1/4 so với thời điểm đỉnh dịch.

Hai tháng trước, khi CDC thông báo rằng những người được tiêm chủng đầy đủ có thể không cần mang khẩu trang, số ca nhiễm COVID-19 đã giảm dần. Kể từ đó, việc tiêm chủng đã chậm lại đáng kể và chỉ có 58% số người đủ điều kiện được tiêm chủng đầy đủ.

Giám đốc CDC, Tiến sĩ Rochelle Walensky nói rằng các nghiên cứu mới cho thấy những người đã được tiêm chủng đầy đủ khi nhiễm COVID-19 vẫn mang lượng virus nhiều như những người không được tiêm chủng, cho thấy họ có thể truyền bệnh cho người khác. Do đó, “điều quan trọng là mọi người phải hiểu rằng họ có thể truyền bệnh cho người khác”.

Hôm thứ hai, chính quyền Tổng thống Biden xác nhận sẽ không dỡ bỏ bất kỳ hạn chế đi lại quốc tế nào hiện có, do số ca nhiễm COVID-19 đang gia tăng và dự báo sẽ vẫn tiếp tục tăng trong những tuần tới.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên

Hai công ty năng lượng Westinghouse Electric và CORE POWER vừa công bố thỏa thuận hợp tác phát triển nhà máy điện hạt nhân nổi (FNPP), đánh dấu bước tiến mới của Mỹ trong lĩnh vực đang được Nga và Trung Quốc dẫn đầu.

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên
Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

Một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ ước tính hóa chất vĩnh cửu (PFAS) có thể làm ô nhiễm nguồn nước của tới 70% trong số khoảng 140 triệu người ở Mỹ lấy nước từ các tầng chứa nước ngầm của quốc gia, thông qua các giếng tư nhân hoặc công cộng, gây ra những tác động tiềm tàng đối với khoảng 95 triệu người, tương đương với 27% dân số nước Mỹ.

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ
Return to top