Thế giới

CDC Mỹ: Những người không tiêm phòng có nguy cơ tử vong do COVID-19 cao gấp 11 lần

ClockThứ Bảy, 11/09/2021 16:31
TTH.VN - Một ngày sau khi Tổng thống Joe Biden ban hành quy định rộng rãi về vaccine nhằm thúc đẩy người nhân Mỹ tiêm vaccine chống lại virus SARS-CoV-2, giới chức y tế nước này đã công bố một số nghiên cứu cho thấy rõ hiệu quả của việc tiêm vaccine trong việc ngăn ngừa số ca nhiễm, nhập viện và tử vong vì COVID-19, ngay cả khi biến thể Delta rất dễ lây lan đang thống trị toàn cầu.

PAHO: Các nước nên ưu tiên chủng ngừa COVID-19 cho phụ nữ mang thai và cho con búModerna gửi đơn yêu cầu EU phê duyệt tiêm tăng cường vaccine COVID-19Biến thể Delta làm tăng gấp đôi nguy cơ nhập viện

Tiêm vaccine phòng COVID-19  tại thành phố Đà Nẵng. Ảnh: Văn Dũng/TTXVN

Ba nghiên cứu đã được tiến hành, thu thập dữ liệu từ các khu vực khác nhau ở Mỹ nhằm đánh giá khả năng bảo vệ của vaccine, trong đó có 1 nghiên cứu đã xem xét hơn 600.000 ca nhiễm COVID-19 ở 13 tiểu bang, đại diện cho khoảng 1/4 dân số Mỹ, trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 7, và kết luận rằng những người không được tiêm chủng đầy đủ dễ bị nhiễm và tử vong vì COVID-19 hơn nhiều.

Nghiên cứu cho thấy những người không tiêm chủng có nguy cơ bị nhiễm bệnh cao hơn gấp 4 lần so với những người được tiêm chủng, khả năng nhập viện cao gấp 10 lần và khả năng tử vong do virus SARS-CoV-2 cao gấp 11 lần.

Khả năng bảo vệ của vaccine nhằm giảm số ca bệnh nặng phải nhập viện và tử vong vẫn ở mức cao ngay cả khi biến thể Delta chiếm ưu thế. Tuy nhiên, hiệu quả của vaccine trong việc ngăn ngừa sự lây nhiễm đã giảm từ 91% xuống 78%.

Phát biểu trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng hôm thứ qua, Tiến sĩ Rochelle Walensky, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ khẳng định: “Tiêm phòng có tác dụng. Điểm mấu chốt là: Chúng ta có các công cụ khoa học cần thiết để xoay chuyển tình thế của đại dịch này”. Tiến sĩ Walensky cũng cho biết hiện hơn 90% những người nhập viện vì COVID-19 là những người chưa được tiêm chủng.

Ngoài ra, hai nghiên cứu khác được công bố hôm qua phát hiện ra rằng khả năng bảo vệ vaccine giảm dần ở người lớn tuổi.

Một nghiên cứu, được thực hiện tại 5 Trung tâm Y tế Các vấn đề Cựu chiến binh, cho thấy khả năng bảo vệ khỏi bệnh nặng phải nhập viện giảm theo độ tuổi, giảm từ mức 95% đối với người lớn từ 18 đến 64 tuổi xuống còn 80% đối với những người từ 66 tuổi trở lên. Một nghiên cứu thứ hai cho thấy hiệu quả của vaccine giảm mạnh từ sau tuổi 75.

Các phát hiện này giúp xác định các quần thể có thể cần tiêm liều bổ sung hoặc tiêm nhắc lại. Tháng trước, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã cho phép tiêm liều thứ ba vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer/BioNTech và Moderna cho một số người có hệ miễn dịch suy yếu, bao gồm cả bệnh nhân cấy ghép nội tạng.

Tuy nhiên, các quan chức cho biết không có đủ dữ liệu về việc liệu hiệu quả của vaccine có giảm theo thời gian hay không để khuyến cáo sử dụng liều tăng cường cho những người khỏe mạnh.

Dữ liệu cũng cho thấy, vaccine Moderna có thể hiệu quả hơn ít nhiều so với vaccine Pfizer/BioNTech trong việc ngăn ngừa lây nhiễm và nhập viện đối với biến thể Delta. Cả hai loại vaccine mRNA này đều có tỷ lệ hiệu quả cao hơn so với vaccine Johnson & Johnson, nhưng các nghiên cứu không được thiết kế để đánh giá hiệu quả so sánh của các loại vaccine khác nhau.

Trong nghiên cứu trên 33.000 lượt khám chữa bệnh ở 9 tiểu bang từ tháng 6 đến tháng 8/2021, vaccine Moderna có tỷ lệ hiệu quả ngăn ngừa nhiễm bệnh là 92%, so với 77% đối với vaccine Pfizer/BioNTech.

BẢO NGHI (Lược dịch từ NYTimes)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Triển khai giải pháp để thực hiện hiệu quả Đề án 07

Chiều 17/10, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức sơ kết 3 năm thực hiện Đề án 07-ĐA/TU, ngày 1/9/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát (KTGS), thi hành kỷ luật Đảng trong Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021 – 2026 (Đề án 07).

Triển khai giải pháp để thực hiện hiệu quả Đề án 07
Ứng dụng công nghệ, hiệu quả nhân đôi

Công nghệ hiện đại đã trở thành yếu tố cốt lõi giúp nhiều doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng năng suất, giảm chi phí nhân công và đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Ứng dụng công nghệ, hiệu quả nhân đôi
Return to top