|
Mumbai có chỉ số chất lượng không khí (AQI) ở mức "không lành mạnh" trong ngày 23/10. Ảnh: iStock |
Động thái này diễn ra hai ngày sau khi tổ chức IQAir của Thụy Sĩ xếp hạng Mumbai có chỉ số chất lượng không khí (AQI) là 160, khiến nơi đây trở thành thành phố ô nhiễm thứ hai trên thế giới vào ngày 23/10, chỉ đứng sau Bắc Kinh của Trung Quốc. Theo đánh giá của IQAir, chỉ số AQI từ 151-200 được coi là “không lành mạnh”, trong khi thang điểm từ 50-100 được xếp ở mức “chấp nhận được”.
Trong số các hướng dẫn do Tập đoàn Thành phố Brihanmumbai (BMC) của Mumbai đưa ra hôm qua, các công trường xây dựng trong thành phố đã được yêu cầu dựng rào chắn tại các công trường xây dựng cao tới 10,67m bằng tấm thiếc hoặc kim loại, hoặc dùng bạt để bao bọc các công trường đang hoạt động.
BMC cũng cho biết họ sẽ giám sát ô nhiễm không khí thải ra từ các nhà máy thuộc các nhà máy lọc dầu quốc doanh như Bharat Petroleum và Hindustan Petroleum, cũng như Tata Power thuộc sở hữu tư nhân… khi tất cả công ty này đều có nhà máy ở Mumbai.
Theo Ban Kiểm soát Ô nhiễm Trung ương (CPCB) của Ấn Độ, chỉ số AQI của Mumbai vào hôm qua được ghi nhận là 157 điểm, xếp hạng chất lượng không khí của thành phố này ở mức “vừa phải”.
New Delhi, nơi được IQAir đánh giá là thủ đô ô nhiễm nhất thế giới trong nhiều năm liên tiếp, ghi nhận chỉ số AQI là 243 và được CPCB đánh giá có chất lượng không khí ở mức “kém”.
Mumbai và New Delhi là các thành phố đăng cai Giải vô địch Cricket Thế giới hiện đang diễn ra. Mặc dù giải đấu cho đến nay vẫn không bị ảnh hưởng bởi tình trạng ô nhiễm lan rộng, nhưng các vận động viên cricket đã cảnh báo một số vấn đề về chất lượng không khí.
Hồi đầu tuần, tuyển thủ Joe Root của đội tuyển Anh chia sẻ: “Tôi đã thi đấu trong điều kiện nóng hơn và có thể là ẩm ướt hơn, nhưng tôi có cảm giác như bạn không thể thở được”.
Ô nhiễm là một vấn đề ngày càng gia tăng và nghiêm trọng hơn ở Ấn Độ, nơi thủ đô bị nhấn chìm bởi một lớp sương mù dày đặc vào mỗi mùa đông khi không khí lạnh và nặng hơn sẽ kìm giữ lại khí thải xe cộ, khói và bụi, khiến một số cư dân ở đây có cảm giác khó thở.
Tuy nhiên, đối với thành phố ven biển Mumbai, đây chỉ là một hiện tượng mới xảy ra gần đây. Năm ngoái, Mumbai đã ghi nhận chất lượng không khí xấu hơn cả ở New Delhi trong ít nhất một ngày trong tháng 12.