Thế giới

Châu Á: Các công ty cần bắt đầu đo đếm lượng khí thải carbon từ nhà cung cấp

ClockThứ Ba, 26/09/2023 05:51
TTH - Đây là nhận định được đưa trong một bài viết đăng tải trên Tạp chí Nikkei Asia ngày 25/9, của các tác giả Terence Jeyaretnam, người đứng đầu các dịch vụ bền vững và biến đổi khí hậu; và Mads Lauritzen, lãnh đạo chiến lược và chuyển đổi khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Công ty Kiểm toán EY.
 Khói thải từ một nhà máy ở Australia. Ảnh minh họa: Getty Images/TTXVN

Trong đó, các tác giả đã trích dẫn nghiên cứu của EY cho thấy, hơn 90% lượng phát thải khí nhà kính của một đơn vị có thể là do chuỗi cung ứng của đơn vị đó. Ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, tác động của điều này có thể rất lớn. Là nơi có 2 trong số 3 nhà phát thải khí CO2 lớn nhất thế giới, và là nơi có tỷ lệ phát thải lớn nhất trên toàn cầu do sự hiện diện của các nhà máy cung cấp lượng lớn nhu cầu hàng ngày của thế giới, khu vực này là một “chiến trường” quan trọng trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

Đáng chú ý, gần 8 trong số 10 giám đốc điều hành ở châu Á - Thái Bình Dương cho biết, họ đang ưu tiên những sáng kiến bền vững trong việc phân bổ vốn; đánh dấu tỷ lệ phản hồi cao hơn so với ở Mỹ, hoặc trên toàn cầu.

“Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng, việc Ủy ban Tiêu chuẩn Bền vững Quốc tế (ISSB) gần đây giới thiệu các tiêu chuẩn đầu tiên về thông tin tài chính liên quan đến tính bền vững và công bố thông tin liên quan đến khí hậu sẽ mang lại mục đích, cũng như phương hướng để đạt được tác động thậm chí còn lớn hơn nữa”, bài viết cho hay; đồng thời lưu ý thêm, lần đầu tiên, các công ty hoạt động ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương có cơ hội kể câu chuyện bền vững của họ với thị trường vốn toàn cầu một cách “mạnh mẽ, có thể so sánh và kiểm chứng được”.

Được biết, Australia có thể sẽ áp dụng các tiêu chuẩn mới trong vòng 12 tháng tới. Tại Hàn Quốc và Philippines, các hội đồng địa phương đang xem xét kỹ lưỡng những tiêu chuẩn mới. Trong khi đó, cường quốc xuất khẩu Nhật Bản, từ lâu đã đi đầu trong việc áp dụng các tiêu chí về môi trường, xã hội và quản trị (ESG), cũng công bố các kế hoạch nhằm hoàn thiện các tiêu chuẩn dựa trên ISSB vào đầu năm 2025.

Theo bài viết nói trên, việc áp dụng rộng rãi các tiêu chuẩn mới trên khắp châu Á có thể sẽ mất nhiều năm. Tuy nhiên, điều này tạo ra cơ hội to lớn cho các công ty sớm áp dụng những tiêu chuẩn này. Bằng cách hành động, các công ty sẽ có thể củng cố vị thế thương hiệu liên quan đến nhận thức về ESG, điều mà ngày càng nhiều khách hàng đang yêu cầu. Qua đó, họ cũng có thể sử dụng kiến thức mới về lượng khí thải từ chuỗi cung ứng để phát triển các sản phẩm và dịch vụ trong tương lai.

LÊ THẢO

(Lược dịch từ Nikkei Asia)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số

Đó là chủ đề của hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế, do Trường cao đẳng Huế phối hợp với Trường đại học Quốc gia Malang (Indonesia), Đại học Hyderabad (Ấn Độ), Đại học Mahasarakham (Thái Lan), Viện Nhân học Văn hoá (Hà Nội) và Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Đông Bắc (Thái Lan) tổ chức.

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số
Châu Á - Thái Bình Dương: Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu

Các chính phủ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần đầu tư vào giáo dục và đào tạo để phát triển toàn diện kiến thức về khí hậu và những kỹ năng xanh cần thiết cho các nền kinh tế carbon thấp, theo Sổ tay Biến đổi khí hậu và giáo dục vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố.

Châu Á - Thái Bình Dương Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu
Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

Trong một phân tích của Morgan Stanley, các thị trường mới nổi như Ấn Độ đang trên đà thúc đẩy tăng trưởng của châu Á, khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc dần suy giảm. Đáng chú ý, Ấn Độ cùng với các nền kinh tế Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines và Malaysia được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng của khu vực.

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai
Trường Cao đẳng Huế:
Đăng cai Hội thảo "Xã hội và văn hoá châu Á trong thời kỳ công nghệ số"

Với chủ đề "Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số", hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á sẽ diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế. Được Trường Cao đẳng Huế đồng chủ trì tổ chức, đây là lần đầu tiên Trường Cao đẳng Huế vinh dự đăng cai tổ chức sự kiện này.

Đăng cai Hội thảo Xã hội và văn hoá châu Á trong thời  kỳ công nghệ số
Return to top