Thế giới

Châu Á - Thái Bình Dương: 88 triệu người mất an ninh lương thực do những cú sốc khí hậu

ClockThứ Hai, 25/11/2024 14:35
TTH - Theo báo cáo Triển vọng Toàn cầu năm 2025 vừa được Chương trình Lương thực thế giới (WFP) công bố, nạn đói tiếp tục gia tăng, với 343 triệu người trên khắp 74 quốc gia đang phải trải qua tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng, tăng 10% so với năm ngoái. Trong đó, tại châu Á - Thái Bình Dương, 88 triệu người đang phải vật lộn với nạn đói do thảm họa liên quan đến khí hậu gây ra.

Một số điểm chính từ Hội nghị khí hậu COP29Châu Á - Thái Bình Dương: Đảm bảo tương lai an toàn cho các cộng đồng dễ bị tổn thươngCần 65 tỷ USD/năm để bảo vệ du lịch biển và ven biển khỏi khủng hoảng khí hậu

 Người dân xếp hàng chờ nhận nhu yếu phẩm sau một cơn bão ở Philippines. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

WFP cho hay, tình trạng dễ bị tổn thương của khu vực này đã trở nên trầm trọng hơn do các sự kiện thời tiết khắc nghiệt, làm gián đoạn hệ thống lương thực và sinh kế. Trong đó, Afghanistan đang phải gánh chịu những tác động của các cuộc khủng hoảng kinh tế, khí hậu và chính trị đan xen, với khoảng 12,4 triệu người trải qua tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng vào tháng 10/2024. Ngoài sự tàn phá do mưa lớn và lũ lụt, đất nước này còn phải đối mặt với thách thức đảm bảo viện trợ lương thực được phân phối trước khi mùa đông bắt đầu.

Ngoài ra, Bangladesh bị ảnh hưởng nặng nề bởi lũ lụt trên khắp khu vực phía Đông, ảnh hưởng đến gần 6 triệu người, đánh dấu thảm họa khí hậu mới nhất trong chuỗi thảm họa khí hậu đe dọa đến tính mạng và sinh kế của những người dễ bị tổn thương nhất. Khu vực này cũng đã chứng kiến lũ lụt nghiêm trọng ở Lào và Nepal, và những cơn bão ảnh hưởng đến Philippines.

Để giải quyết những thách thức này, WFP khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã đầu tư vào các giải pháp trung hạn đến dài hạn, khởi động các kế hoạch triển khai khu vực về bảo trợ xã hội, cung cấp chuyên môn kỹ thuật cho các chính phủ trong nhiều lĩnh vực...

Trong năm tới, WFP khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ phối hợp với các chính phủ và đối tác để tăng cường hơn nữa những sáng kiến bảo trợ xã hội ứng phó với các cú sốc và hành động dự báo.

Cũng trong báo cáo đánh giá nhu cầu an ninh lương thực toàn cầu nói trên, WFP đã đưa ra lời kêu gọi khoảng 16,9 tỷ USD để giải quyết cuộc khủng hoảng nạn đói toàn cầu đang leo thang. Bà Cindy McCain, Giám đốc Điều hành WFP lưu ý: “Nhu cầu nhân đạo toàn cầu đang gia tăng, do các cuộc xung đột nghiêm trọng, thảm họa khí hậu xảy ra thường xuyên hơn, và tình trạng hỗn loạn kinh tế lan rộng. Tuy nhiên, nguồn tài trợ không theo kịp”.

Việc thiếu hụt tài chính vào năm 2024 đã buộc WFP phải thu hẹp hoạt động. Khoản tài trợ 16,9 tỷ USD sẽ cho phép tổ chức này cung cấp lương thực cho 123 triệu người dễ bị tổn thương nhất do mất an ninh lương thực trên toàn cầu vào năm 2025.

“Tại WFP, chúng tôi cam kết hướng đến một thế giới không còn nạn đói. Nhưng để đạt được điều đó, rất cần sự hỗ trợ tài chính và ngoại giao từ cộng đồng quốc tế để đảo ngược làn sóng gia tăng nhu cầu toàn cầu và giúp các cộng đồng dễ bị tổn thương xây dựng khả năng phục hồi lâu dài trước tình trạng mất an ninh lương thực”, bà Cindy McCain nhấn mạnh.

Vào năm 2025, WFP sẽ tiếp tục ưu tiên và điều chỉnh các phản ứng theo nhu cầu cụ thể của từng quốc gia, đồng thời điều chỉnh năng lực và nguồn lực để cung cấp các chương trình chất lượng cao.

LÊ THẢO (Lược dịch từ UN News & WFP)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số

Đó là chủ đề của hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế, do Trường cao đẳng Huế phối hợp với Trường đại học Quốc gia Malang (Indonesia), Đại học Hyderabad (Ấn Độ), Đại học Mahasarakham (Thái Lan), Viện Nhân học Văn hoá (Hà Nội) và Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Đông Bắc (Thái Lan) tổ chức.

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số
Châu Á - Thái Bình Dương: Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu

Các chính phủ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần đầu tư vào giáo dục và đào tạo để phát triển toàn diện kiến thức về khí hậu và những kỹ năng xanh cần thiết cho các nền kinh tế carbon thấp, theo Sổ tay Biến đổi khí hậu và giáo dục vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố.

Châu Á - Thái Bình Dương Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu
HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G20:
Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu

Tại thành phố Rio de Janeiro (Brazil), từ ngày 18 - 19/11, các nhà lãnh đạo sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), với chủ đề “Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững”, nhằm giải quyết một loạt vấn đề từ đói nghèo đến cải cách các thể chế toàn cầu.

Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu
COP29: Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu

Cuối tuần qua, các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực công nghệ và môi trường tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP29 của Liên hợp quốc (LHQ) đang diễn ra ở Baku (Azerbaijan) đã thông qua một tuyên bố cam kết sử dụng công nghệ số để đẩy nhanh hành động vì khí hậu. Đồng thời, tuyên bố cũng cam kết nỗ lực giảm lượng khí thải carbon và ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất công nghệ và giải quyết vấn đề rác thải điện tử đang ngày càng gia tăng.

COP29 Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu
Return to top