Thế giới

Châu Á đối mặt nguy cơ gián đoạn nguồn cung dầu do xung đột ở Trung Đông

ClockThứ Tư, 23/10/2024 06:05
TTH - Căng thẳng gia tăng giữa Israel và Iran đang đe dọa làm gián đoạn nguồn cung dầu được vận chuyển qua Eo biển Hormuz - một tuyến đường năng lượng quan trọng đối với châu Á. Khu vực này cũng đang đứng trước mối lo ngại ngày càng tăng rằng, một cuộc xung đột rộng hơn ở Trung Đông có thể làm tắc nghẽn nguồn cung và gây bất ổn thị trường dầu mỏ.

WTO: Căng thẳng địa chính trị là rủi ro chính đối với thương mại quốc tế

Nguy cơ leo thang xung đột ở Trung Đông gây biến động thị trường năng lượng toàn cầu, đặc biệt là châu Á. Ảnh minh họa: IRNA/TTXVN 

Theo đánh giá của ông Aditya Saraswat, Giám đốc nghiên cứu Trung Đông và Bắc Phi tại công ty tư vấn năng lượng Rystad Energy, các nền kinh tế châu Á sẽ phải đối mặt với rủi ro lớn, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ, vì hai nước này tiêu thụ phần lớn trong số 14 triệu thùng dầu được vận chuyển qua Eo biển Hormuz mỗi ngày.

Giá dầu thô Brent chuẩn quốc tế đã tăng vọt từ khoảng 71 USD/thùng vào ngày 26/9 lên 80 USD/thùng vào ngày 7/10 sau các vòng giao tranh. Đến đầu tuần này, giá dầu được giao dịch ở mức khoảng 73,4 USD/thùng - tăng 0,15% trong tháng qua giữa bối cảnh tâm lý thị trường bất ổn.

Eo biển Hormuz là một tuyến đường biển hẹp chạy giữa Oman và Iran, kết nối các nhà sản xuất dầu khí Trung Đông với thị trường thế giới. Theo báo cáo của Rystad Energy, trong trường hợp xảy ra chiến tranh toàn diện, tuyến hành lang quan trọng này có thể bị tắc nghẽn, gây nguy cơ mất tới 12 triệu thùng dầu mỗi ngày, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị trường năng lượng toàn cầu.

Đáng lưu ý, báo cáo cho rằng trong trường hợp đó, “các quốc gia nhập khẩu dầu của châu Á sẽ phải đối mặt với chi phí tăng và chuỗi cung ứng bị gián đoạn, làm gia tăng mối lo ngại của thị trường”.

Thực tế, khu vực châu Á - Thái Bình Dương phụ thuộc vào nhập khẩu dầu nhiều hơn bất kỳ khu vực nào khác trên thế giới. Bên cạnh Trung Quốc và Ấn Độ - hai trong số những quốc gia nhập khẩu dầu hàng đầu thế giới, các nước khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và Thái Lan cũng là những quốc gia tiêu thụ dầu và khí đốt lớn.

Nhận định về vấn đề này, bà Nobuko Kobayashi - chuyên gia cấp cao của hãng tư vấn Ernst & Young cho rằng về lâu dài, có khả năng giá dầu sẽ tăng do nguy cơ diễn ra các cuộc tấn công của Israel vào các cơ sở dầu mỏ của Iran. Điều này có thể dẫn đến sự gia tăng chi phí năng lượng và nguyên liệu thô trên toàn cầu, làm bùng phát lại lạm phát và làm phức tạp thêm các quyết định hạ lãi suất của các ngân hàng trung ương. Những rủi ro này đang làm gia tăng bầu không khí bất ổn trên khắp châu Á.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ SCMP)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lượng khách du lịch đến châu Á dự kiến​​ trở lại mức trước đại dịch vào năm 2025

Năm 2025, lượng khách du lịch đến châu Á được dự kiến ​​sẽ phục hồi về mức trước đại dịch COVID-19, và tăng 4,7% so với năm 2019, Tạp chí The Business Times ngày 16/12 trích dẫn báo cáo mới nhất của Hãng nghiên cứu thị trường BMI Research, một đơn vị thuộc hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch Solutions cho hay.

Lượng khách du lịch đến châu Á dự kiến​​ trở lại mức trước đại dịch vào năm 2025
IMF: Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”

Các nhà kinh tế từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, các nền kinh tế châu Á đủ sức chống chịu với biến động và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc vượt qua các thách thức một cách bình tĩnh, trong bối cảnh khu vực này đang phải đối mặt với nhiều rủi ro nội bộ khác nhau bên cạnh việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ quay trở lại Nhà Trắng.

IMF Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”
Châu Á - Thái Bình Dương: 88 triệu người mất an ninh lương thực do những cú sốc khí hậu

Theo báo cáo Triển vọng Toàn cầu năm 2025 vừa được Chương trình Lương thực thế giới (WFP) công bố, nạn đói tiếp tục gia tăng, với 343 triệu người trên khắp 74 quốc gia đang phải trải qua tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng, tăng 10% so với năm ngoái. Trong đó, tại châu Á - Thái Bình Dương, 88 triệu người đang phải vật lộn với nạn đói do thảm họa liên quan đến khí hậu gây ra.

Châu Á - Thái Bình Dương 88 triệu người mất an ninh lương thực do những cú sốc khí hậu
Return to top