Thế giới

Châu Á phải tạo điều kiện cho hòa bình, an ninh và thịnh vượng

ClockThứ Bảy, 07/10/2023 07:30
TTH - Hãng tin The Business Times dẫn lời Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long tại lễ bế mạc Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai châu Á khẳng định, ngay cả khi tồn tại khó khăn song phương, đồng thời để thực hiện hóa lời hứa mà khu vực đưa ra, các nước châu Á nên tiếp tục hợp tác cùng nhau, cũng như đảm bảo sự ổn định cho xã hội nước nhà để thúc đẩy phát triển trong tương lai.

Châu Á - Thái Bình Dương sẽ đầu tư 3,3 nghìn tỷ USD vào sản xuất điệnNgân hàng Trung ương châu Âu vẫn chưa đạt mục tiêu lạm phát

Châu Á được nhận định là một khu vực sôi động và có nhiều tiềm năng. Ảnh minh họa: Báo Lao động 

Theo Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, các nước châu Á có quyền tự quyết và nếu có thể đưa ra những lựa chọn đúng đắn, các nước có thể tạo điều kiện cho hòa bình, an ninh và tiếp tục thịnh vượng.

Nhắc đến Việt Nam, vị lãnh đạo cho biết Việt Nam cũng đang hướng ngoại, cùng lúc thúc đẩy hợp tác với các đối tác ASEAN và quốc tế để hỗ trợ hội nhập khu vực và chủ nghĩa đa phương sâu sắc hơn.

Đối với toàn khu vực, Thủ tướng Lý Hiển Long cho rằng các nước đang nỗ lực triển khai tất cả những gì có thể để tạo điều kiện phù hợp và tạo cơ hội cho thế hệ tiếp theo của mình.

Trong một thông tin có liên quan, Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai châu Á có sự góp mặt của các diễn giả bao gồm Bộ trưởng cấp cao kiêm Bộ trưởng điều phối an ninh quốc gia Singapore Teo Chee Hean và Cựu Thủ tướng Australia John Howard, trong đó đề cập đến những chủ đề như tìm kiếm sự cân bằng trong bối cảnh địa chính trị và tạo ra những con đường mới trong bối cảnh xã hội thay đổi.

Được biết, châu Á được nhận định là một khu vực sôi động và có nhiều tiềm năng. Sự ổn định toàn cầu và khu vực đóng một vai trò rất quan trọng đối với sự năng động và thịnh vượng của châu Á.

Để đạt được điều này, khu vực phải “ủng hộ và củng cố cấu trúc khu vực cởi mở và toàn diện”. Điều quan trọng là tất cả các cường quốc đều phải nhận ra rằng các nước sẽ nhận lợi ích nếu khu vực ổn định và phát triển.

Ngoài ra, châu Á phải tăng cường hội nhập kinh tế khu vực. Về vấn đề này, Thủ tướng Lý Hiển Long trích dẫn vai trò và tầm quan trọng của các hiệp định thương mại tự do như Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), cũng như các cơ chế hợp tác kinh tế khác.

Tiếp theo nữa, mỗi quốc gia phải quản lý sự phát triển trong chính trị và xã hội của nước nhà để tạo ra xã hội và nước nhà ổn định, có thể đóng góp cho sự thịnh vượng của toàn châu Á.

“Quan hệ quốc tế rất quan trọng đối với an ninh và thịnh vượng của mỗi quốc gia, nhưng chính sách đối ngoại của một quốc gia luôn phụ thuộc vào chính sách hỗ trợ trong nước”, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long khẳng định.

Thừa nhận rằng mỗi quốc gia đều có lợi khi hợp tác, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cho rằng cũng cần phải thực tế khi nhìn vào những khó khăn, để từ đó điều hướng hành động, đạt được mục tiêu trong một thế giới đầy biến động.

Nhìn chung, để châu Á thực hiện được lời hứa của mình, tất cả các nước cần thể hiện trình độ chính trị cao và quyết tâm mạnh mẽ để tập trung vào lợi ích chung.

HẠNH NHI

(Lược dịch từ The Business Times & Straistimes)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số

Đó là chủ đề của hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế, do Trường cao đẳng Huế phối hợp với Trường đại học Quốc gia Malang (Indonesia), Đại học Hyderabad (Ấn Độ), Đại học Mahasarakham (Thái Lan), Viện Nhân học Văn hoá (Hà Nội) và Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Đông Bắc (Thái Lan) tổ chức.

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số
Châu Á - Thái Bình Dương: Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu

Các chính phủ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần đầu tư vào giáo dục và đào tạo để phát triển toàn diện kiến thức về khí hậu và những kỹ năng xanh cần thiết cho các nền kinh tế carbon thấp, theo Sổ tay Biến đổi khí hậu và giáo dục vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố.

Châu Á - Thái Bình Dương Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu
Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

Trong một phân tích của Morgan Stanley, các thị trường mới nổi như Ấn Độ đang trên đà thúc đẩy tăng trưởng của châu Á, khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc dần suy giảm. Đáng chú ý, Ấn Độ cùng với các nền kinh tế Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines và Malaysia được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng của khu vực.

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai
Return to top