Thế giới

Châu Á - Thái Bình Dương: Cơ sở hạ tầng sẵn sàng cho AI là nền tảng của kinh tế số

ClockThứ Hai, 10/06/2024 06:03
TTH - Các nền kinh tế kỹ thuật số hiện đại ngày nay được xây dựng dựa trên những tiến bộ trong cả công nghệ hiện tại và tương lai. Có thể thấy, sự ra đời của kết nối cáp quang và trung tâm dữ liệu đã đặt nền móng cho cuộc cách mạng kỹ thuật số, cung cấp cơ sở hạ tầng cơ bản cho kết nối Internet và các dịch vụ đám mây, cho phép doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ trong thời đại kỹ thuật số.

Hợp tác thương mại kỹ thuật số: Viên gạch góp phần xây dựng Hiệp định thương mại tự do EU - ASEANThái Lan: Số việc làm tăng nhờ du lịch phục hồi mạnhASEAN thúc đẩy niềm tin vào nền kinh tế kỹ thuật số

 Việc khai thác cơ sở hạ tầng kỹ thuật số sẵn sàng cho AI được kỳ vọng góp phần định hình một tương lai tươi sáng hơn. Ảnh minh họa: TTXVN

Đồng thời, sự tăng trưởng theo cấp số nhân của khối lượng công việc thế hệ tiếp theo, chẳng hạn như trí tuệ nhân tạo (AI), kéo theo nhu cầu tăng nhanh về chip, máy chủ và mạng. Điều này đã dẫn đến sự gia tăng về đầu tư cho các khối cơ sở hạ tầng kỹ thuật số này, vốn đang trở nên không thể thiếu, đóng vai trò là xương sống của tăng trưởng kinh tế và nền kinh tế kỹ thuật số phát triển mạnh mẽ.

Theo Công ty dịch vụ bất động sản thương mại toàn cầu Cushman & Wakefield, các thị trường châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục chứng kiến sự tăng trưởng nhanh chóng cả về năng lực vận hành và phát triển đối với các trung tâm dữ liệu, với năng lực vận hành trên toàn khu vực vượt mốc 10 GW, và khoảng 800 MW nguồn cung mới đã được bổ sung vào nửa cuối năm 2023; qua đó nâng tổng công suất trực tiếp của khu vực lên đến 10,6 GW.

Các nền kinh tế trong khu vực đang nhận ra, việc nắm bắt chuyển đổi kỹ thuật số và nền kinh tế kỹ thuật số đang phát triển là điều bắt buộc để tránh bị bỏ lại phía sau. Tuy nhiên, ông Chris Street, Giám đốc Doanh thu thuộc Trung tâm dữ liệu toàn cầu ST Telemedia, một trong những nhà cung cấp trung tâm dữ liệu phát triển nhanh nhất thế giới nhận định, việc tận dụng những cơ hội này đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng.

Cuộc cách mạng kỹ thuật số mang lại cơ hội lịch sử cho sự phát triển của các nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương. Nhưng để thực sự tận dụng được điều này, cần phải xây dựng nền tảng cho cơ sở hạ tầng kỹ thuật số mạnh mẽ, và phù hợp với tương lai. Nền tảng cơ sở hạ tầng kỹ thuật số mạnh mẽ đóng vai trò như một thỏi nam châm thu hút đầu tư, đối với cả đầu tư khu vực và toàn cầu.

Dòng vốn này sẽ lần lượt thúc đẩy sự đổi mới sáng tạo và hợp tác, thúc đẩy một hệ sinh thái kinh doanh sôi động; đồng thời tạo điều kiện tiếp cận các dịch vụ thiết yếu, thúc đẩy cơ hội thương mại điện tử và tạo sân chơi bình đẳng cho việc tham gia vào nền kinh tế toàn cầu. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng kỹ thuật số cũng có thể đóng vai trò là chất xúc tác tạo việc làm và phát triển nhân tài trong nền kinh tế kỹ thuật số, bằng cách tạo điều kiện nâng cao kỹ năng của lực lượng lao động cần thiết để đáp ứng nhu cầu của các lĩnh vực mới nổi như AI.

Về tiềm năng kinh tế, ông Chris Street cho hay: “Cơ sở hạ tầng kỹ thuật số đóng vai trò là trụ cột của tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là trong thời đại bùng nổ AI. Bằng cách nắm bắt các cơ hội từ việc áp dụng AI ngày càng tăng, các quốc gia có thể đổi mới và cạnh tranh trên quy mô toàn cầu, vạch ra con đường hướng tới tăng trưởng bền vững và thịnh vượng”. Tiềm năng kinh tế mà AI mang lại là rõ ràng, nhưng đòi hỏi một nền tảng vững chắc nhờ sự đầu tư vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật số được xây dựng có mục đích, bên cạnh sự hợp tác liên tục giữa những đơn vị trong ngành này, các nhà hoạch định chính sách và các bên liên quan.

LÊ THẢO (Lược dịch từ The Business Times)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lượng khách du lịch đến châu Á dự kiến​​ trở lại mức trước đại dịch vào năm 2025

Năm 2025, lượng khách du lịch đến châu Á được dự kiến ​​sẽ phục hồi về mức trước đại dịch COVID-19, và tăng 4,7% so với năm 2019, Tạp chí The Business Times ngày 16/12 trích dẫn báo cáo mới nhất của Hãng nghiên cứu thị trường BMI Research, một đơn vị thuộc hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch Solutions cho hay.

Lượng khách du lịch đến châu Á dự kiến​​ trở lại mức trước đại dịch vào năm 2025
IMF: Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”

Các nhà kinh tế từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, các nền kinh tế châu Á đủ sức chống chịu với biến động và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc vượt qua các thách thức một cách bình tĩnh, trong bối cảnh khu vực này đang phải đối mặt với nhiều rủi ro nội bộ khác nhau bên cạnh việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ quay trở lại Nhà Trắng.

IMF Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”
Phát triển kinh tế di sản, kinh tế xanh và kinh tế số

Ngày 6/12, tại Nhà hát Duyệt Thị Đường, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế phối hợp với Viện Nghiên cứu Kiến trúc & Đô thị Hàn Quốc và Công ty TNHH SMC Huế tổ chức Diễn đàn quốc tế lần thứ ba với chủ đề “Một số định hướng phát triển kinh tế di sản, kinh tế xanh và kinh tế số tại tỉnh Thừa Thiên Huế”. Với sự tham gia của các chuyên gia, nhà nghiên cứu, đại diện các tổ chức quốc tế, cùng nhiều đại biểu đến từ các sở ngành, tổ chức trong và ngoài nước.

Phát triển kinh tế di sản, kinh tế xanh và kinh tế số
Return to top