Thế giới

Châu Á - Thái Bình Dương: Hơn 88% người tiêu dùng giao dịch không dùng tiền mặt trong năm 2022

ClockThứ Sáu, 30/12/2022 14:33
TTH.VN - Theo một cuộc khảo sát mới đây do Công ty thanh toán quốc tế MasterCard thực hiện, hơn 88% người tiêu dùng trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã sử dụng ít nhất 1 phương thức thanh toán kỹ thuật số trong năm 2022.

Sử dụng thanh toán kỹ thuật số toàn cầu tăng mạnh giữa đại dịchCần tập trung vào thanh toán kỹ thuật số để duy trì tính cạnh tranh

Sử dụng mã QR trong thanh toán bán lẻ. Ảnh minh họa: Vietnam+

Trong đó, châu Á - Thái Bình Dương được nhận định là khu vực hào hứng nhất trên thế giới đối với các giao dịch không dùng tiền mặt. Đáng chú ý, người tiêu dùng Thái Lan dẫn đầu khu vực trong việc sử dụng các phương thức thanh toán kỹ thuật số.

“Người tiêu dùng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương luôn thể hiện sự sẵn sàng trong việc áp dụng các công nghệ mới mang tính đổi mới sáng tạo, và hoạt động thanh toán không phải là ngoại lệ”, ông Sandeep Malhotra, Phó Chủ tịch Điều hành phụ trách sản phẩm và đổi mới sáng tạo của Mastercard tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương nhấn mạnh.

Cũng trong cùng kỳ, 69% người tiêu dùng trong khu vực này đã tăng cường việc sử dụng ít nhất một phương thức thanh toán kỹ thuật số, điều này cho thấy động lực tăng trưởng. So với các khu vực khác, chỉ có 52% người tiêu dùng ở khu vực Bắc Mỹ và 48% người tiêu dùng ở khu vực châu Âu đã có sự gia tăng tương tự về mức sử dụng.

Theo Tờ Thailand Business News, đây là tin tốt dành cho các nhà hoạch định kinh tế, những người mong muốn nhìn thấy Thái Lan trở thành một xã hội không dùng tiền mặt. Một loạt các chương trình và dịch vụ thanh toán kỹ thuật số đã có sẵn, cùng với hệ thống PromptPay của Chính phủ Thái Lan; và số hóa là ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển quốc gia 4.0 của nước này.

Được biết, MasterCard đã công bố chỉ số này dựa trên một cuộc khảo sát trên hơn 35.000 người trả lời đến từ 40 quốc gia. Theo Chỉ số thanh toán mới thường niên lần thứ 2, hơn 88% người tiêu dùng trong khu vực này đã sử dụng các công nghệ, chẳng hạn như ví kỹ thuật số, mã QR, các dịch vụ mua ngay và thanh toán sau, tiền điện tử, công nghệ xác thực sinh trắc học, và những công nghệ khác. Trong đó, 94% người tiêu dùng Thái Lan đang sử dụng thanh toán kỹ thuật số.

Trong một nhận định liên quan, bà Aileen Chew, Giám đốc MasterCard tại Thái Lan cho biết: “Người tiêu dùng ở Thái Lan dẫn đầu danh sách, khi 94% người tiêu dùng sử dụng các thanh toán kỹ thuật số trên nhiều hình thức, bao gồm mã QR và thanh toán bằng ví điện tử. Thái Lan là một điển hình hàng đầu về tương lai của thanh toán kỹ thuật số và cách MasterCard nghĩ về các dịch vụ thanh toán”.

Bên cạnh đó, một cuộc khảo sát liên quan do Công ty tư vấn Deloitte thực hiện cho hay, các ngân hàng ở Thái Lan đang bắt đầu trưởng thành trong lĩnh vực thanh toán kỹ thuật số, và được đánh giá là một trong những ngân hàng tốt nhất để giữ chân khách hàng trên dịch vụ ngân hàng di động.

Thanh Ngân (Lược dịch từ Thailand Business News & Mastercard Content Exchange)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á - Thái Bình Dương chưa được chuẩn bị trước những thách thức về dân số già

Theo Báo cáo chính sách phát triển châu Á vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố tại Hội nghị thường niên ADB lần thứ 57 đang diễn ra tại Gruzia, các nước châu Á - Thái Bình Dương đang phát triển chưa được chuẩn bị kỹ để đảm bảo phúc lợi cho dân số đang già đi nhanh chóng. Thực tế, tỷ lệ người già trong khu vực đang ngày càng tăng và phải đối mặt với nhiều thách thức, từ mức lương hưu thấp, các vấn đề sức khỏe, cho đến sự cô lập xã hội và khả năng tiếp cận hạn chế với các dịch vụ thiết yếu.

Châu Á - Thái Bình Dương chưa được chuẩn bị trước những thách thức về dân số già
Châu Á-Thái Bình Dương thiệt hại kinh tế 65 tỷ USD do các thảm họa tự nhiên

Aon, công ty dịch vụ chuyên nghiệp hàng đầu thế giới, vừa công bố Báo cáo Khí hậu và Thảm họa năm 2024, trong đó xác định các xu hướng thiên tai và khí hậu trên toàn cầu và ở châu Á-Thái Bình Dương, giúp các doanh nghiệp đưa ra quyết định tốt hơn nhằm quản lý sự biến động và tăng cường khả năng phục hồi.

Châu Á-Thái Bình Dương thiệt hại kinh tế 65 tỷ USD do các thảm họa tự nhiên
Return to top