Thế giới

Sử dụng thanh toán kỹ thuật số toàn cầu tăng mạnh giữa đại dịch

ClockChủ Nhật, 03/07/2022 09:34
TTH.VN - Đại dịch COVID-19 đã thúc đẩy bao trùm tài chính, cũng như sự gia tăng lớn đối với các thanh toán kỹ thuật số, trong bối cảnh sự mở rộng toàn cầu của các dịch vụ tài chính chính thức, Ngân hàng Thế giới (WB) cho hay.

Công nghệ kỹ thuật số mang lại lợi ích lớn ở các nước kém phát triển nhấtCần tập trung vào thanh toán kỹ thuật số để duy trì tính cạnh tranhTập trung vào tính bền vững và nền kinh tế kỹ thuật số

Phương thức thanh toán kỹ thuật số trên điện thoại di động được người tiêu dùng sử dụng. Ảnh minh họa: CTV/Vietnam+

Theo Báo cáo Chỉ số Tài chính Toàn diện Toàn cầu (Global Findex) năm 2021 vừa được WB công bố, sự mở rộng về các dịch vụ tài chính chính thức đã tạo ra những cơ hội kinh tế mới, thu hẹp khoảng cách về giới trong quyền sở hữu tài khoản, và xây dựng sự linh hoạt ở cấp hộ gia đình nhằm quản lý tốt hơn các cú sốc tài chính.

Tính đến năm 2021, 76% người trưởng thành trên toàn cầu đã có một tài khoản tại một ngân hàng, một tổ chức tài chính khác, hoặc tại một nhà cung cấp tiền di động, đánh dấu mức tăng từ 68% trong năm 2017, và 51% vào năm 2011.

Báo cáo nói thêm, điều quan trọng là sự tăng trưởng về quyền sở hữu tài khoản đã được phân bổ đồng đều tại nhiều quốc gia hơn.

Ngân hàng này cũng cho biết, trong khi ở các cuộc khảo sát Global Findex trước đây trong thập kỷ vừa qua, phần lớn sự tăng trưởng đã tập trung tại Ấn Độ và Trung Quốc, cuộc khảo sát năm nay cho thấy tỷ lệ sở hữu tài khoản đã tăng trưởng 2 con số ở 34 quốc gia kể từ năm 2017.

Cũng theo WB, đại dịch COVID-19 đã dẫn đến việc gia tăng sử dụng các thanh toán kỹ thuật số. Cụ thể, ở các nền kinh tế có thu nhập thấp và trung bình (không bao gồm Trung Quốc), hơn 40% người trưởng thành đã lần đầu tiên thực hiện các thanh toán tại cửa hàng hoặc thanh toán trực tuyến bằng thẻ, điện thoại hoặc Internet kể từ khi đại dịch bùng phát.

Tại Ấn Độ, hơn 80 triệu người trưởng thành đã thực hiện thanh toán thương mại kỹ thuật số đầu tiên sau khi đại dịch bùng phát; trong khi đó, ở Trung Quốc, hơn 100 triệu người trưởng thành đã thực hiện điều này.

WB cho biết, 2/3 người trưởng thành trên toàn thế giới hiện đã thực hiện hoặc nhận được các thanh toán kỹ thuật số, với tỷ trọng ở những nền kinh tế đang phát triển tăng từ mức 35% trong năm 2014, lên 57% vào năm 2021.

Ở các nền kinh tế đang phát triển, 71% người trưởng thành có tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tài chính khác hoặc với nhà cung cấp tiền di động, tăng từ 63% trong năm 2017 và 42% trong năm 2011. Ngoài ra, các tài khoản tiền di động cũng đã thúc đẩy sự gia tăng đáng kể về bao trùm tài chính ở khu vực châu Phi cận Sahara.

Chủ tịch Nhóm Ngân hàng Thế giới, ông David Malpass nhận định, cuộc cách mạng kỹ thuật số đã thúc đẩy sự gia tăng về khả năng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính trên toàn thế giới, làm thay đổi cách thức mà mọi người thực hiện và nhận được các khoản thanh toán, khoản vay cũng như tiết kiệm.

Ông David Malpass nói thêm: “Xây dựng một môi trường chính sách thuận lợi, thúc đẩy số hóa các khoản thanh toán, mở rộng hơn nữa khả năng tiếp cận các tài khoản chính thức và các dịch vụ tài chính ở phụ nữ và người nghèo là một số ưu tiên chính sách, nhằm giảm thiểu sự đảo ngược trong quá trình phát triển do các cuộc khủng hoảng chồng chéo đang diễn ra gây ra”.

Đáng chú ý, lần đầu tiên kể từ khi cơ sở dữ liệu Global Findex bắt đầu được thực hiện hồi năm 2011, cuộc khảo sát cho thấy, khoảng cách về giới trong quyền sở hữu tài khoản đã được thu hẹp, giúp phụ nữ có quyền riêng tư, bảo mật và kiểm soát tiền của họ nhiều hơn. Chủ tịch Nhóm Ngân hàng Thế giới cho biết, khoảng cách này đã thu hẹp từ 7 xuống 4 điểm phần trăm trên toàn cầu, và từ 9 xuống 6 điểm phần trăm ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình kể từ vòng khảo sát gần đây nhất được thực hiện hồi năm 2017.

Lê Thảo (Lược dịch từ The Edge Markets)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024

Theo dự báo của hãng tư vấn kinh tế Oxford Economics, giá hàng hóa thực phẩm thế giới sẽ ghi nhận sự sụt giảm trong năm nay, làm giảm áp lực lên giá bán lẻ thực phẩm. Động lực chính đằng sau sự sụt giảm này là “nguồn cung dồi dào” đối với nhiều loại cây trồng quan trọng, đặc biệt là lúa mì và ngô.

Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024
175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa

Các nhà đàm phán từ 175 quốc gia sẽ nhóm họp từ ngày 23 - 29/4 tại thủ đô Ottawa của Canada để đưa ra một hiệp ước toàn cầu mang tính ràng buộc nhằm chấm dứt vấn đề ô nhiễm nhựa, với nhiều điểm vướng mắc cần được giải quyết, 5 tháng sau khi vòng đàm phán gần đây nhất được tổ chức ở Kenya.

175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa
Chi tiêu CNTT toàn cầu dự báo tăng 8% lên 5.060 tỷ USD trong năm 2024

Theo dự báo mới nhất của Công ty Tư vấn và nghiên cứu công nghệ thông tin Gartner, chi tiêu cho ngành công nghệ thông tin (CNTT) trên toàn thế giới trong năm nay dự kiến sẽ đạt tổng cộng 5.060 tỷ USD, tăng 8% so với năm 2023. Con số này cao hơn so với dự báo tăng trưởng 6,8% được đưa ra hồi tháng 1 và đưa chi tiêu CNTT toàn cầu đi đúng hướng để vượt ngưỡng 8.000 tỷ USD trước năm 2030.

Chi tiêu CNTT toàn cầu dự báo tăng 8 lên 5 060 tỷ USD trong năm 2024
WB nhận được cam kết hơn 11 tỷ USD để ứng phó với khí hậu và thách thức toàn cầu

Ngân hàng Thế giới (WB) vừa cho biết 11 quốc gia đã cam kết đóng góp hơn 11 tỷ USD cho các công cụ vốn kết hợp và bảo lãnh danh mục đầu tư mới, được thiết kế để mở rộng năng lực cho vay của WB thêm 70 tỷ USD trong một thập kỷ, nhằm giải quyết các vấn đề biến đổi khí hậu, đại dịch và các thách thức toàn cầu khác.

WB nhận được cam kết hơn 11 tỷ USD để ứng phó với khí hậu và thách thức toàn cầu
Return to top