Thế giới

Châu Á - Thái Bình Dương: “Vũ khí” mới trong cuộc chiến chống lại bệnh lao kháng thuốc

ClockThứ Bảy, 13/04/2024 06:58
TTH - Một phương pháp điều trị bệnh lao kháng thuốc nhanh hơn và hiệu quả hơn nhiều đang được triển khai ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, dấy lên hy vọng về một “kỷ nguyên mới” trong nỗ lực giải quyết một trong những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất thế giới.

Đài Loan cam kết hỗ trợ châu Á - Thái Bình Dương chống lại bệnh lao đa kháng thuốc

 Bệnh nhân mắc bệnh lao nhận thuốc điều trị. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Theo số liệu từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO), khu vực này có phần lớn trong số ước tính 10,6 triệu ca mắc bệnh lao mới vào năm 2022 trên thế giới, và hơn một nửa trong số 1,3 triệu ca tử vong. Tuy bệnh lao có thể được điều trị thành công bằng kháng sinh, nhưng hơn 3% bệnh nhân mắc bệnh lao mới lại kháng với các loại thuốc kê đơn thông thường. Cho đến gần đây, việc điều trị cho những bệnh nhân này bao gồm tiêm thuốc hàng ngày hoặc uống thuốc trong 18 tháng hoặc lâu hơn, trong khi một số bệnh nhân phải chịu các tác dụng phụ nghiêm trọng. Nhiều người bỏ điều trị sớm, và tỷ lệ thành công ở mức 63% hoặc thấp hơn.

Giờ đây, một phác đồ dùng thuốc mới với ít thuốc và tác dụng phụ hơn đang được triển khai ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, bao gồm Philippines, Việt Nam và Indonesia, nơi các thử nghiệm cho thấy tỷ lệ khỏi bệnh hơn 90% sau 6 tháng.

Phương pháp điều trị được gọi là BPaL, kết hợp các loại kháng sinh bedaquiline, pretomanid và linezolid, và đã nhận được sự chấp thuận theo quy định tại hơn 60 quốc gia kể từ năm 2019, theo Liên minh toàn cầu phát triển thuốc chữa trị bệnh lao (TB Alliance). Được biết, WHO đã cập nhật hướng dẫn vào năm 2022 để cho phép sử dụng BPaL, cùng với hoặc không cùng với loại kháng sinh thứ 4 là moxifloxacin.

Nhằm giúp đẩy nhanh việc triển khai BPaL, TB Alliance đã thành lập một “trung tâm kiến thức” ở thủ đô Manila (Philippines) để cung cấp đào tạo và hỗ trợ cho các quốc gia khác. Ông Sandeep Juneja, Phó Chủ tịch cấp cao về tiếp cận thị trường của TB Alliance cho hay: "Tôi hy vọng đây chỉ là sự khởi đầu cho một kỷ nguyên mới của việc điều trị bệnh lao, khi việc điều trị sẽ thậm chí còn đơn giản hơn, và ngắn hơn".

Trước đó, WHO cho biết, sau nhiều năm sụt giảm, số người mắc bệnh lao và bệnh lao kháng thuốc đã bắt đầu tăng trong đại dịch COVID-19, làm gián đoạn việc chẩn đoán và điều trị. Sau những nỗ lực to lớn trên toàn cầu nhằm phát triển vaccine chống lại virus corona, WHO đã kêu gọi tăng cường tài trợ để chống lại bệnh lao.

LÊ THẢO

(Lược dịch từ AFP)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đông Nam Á trong cuộc chiến chống sốt xuất huyết

Gần đây, Đông Nam Á ghi nhận hàng chục nghìn ca sốt xuất huyết, với hàng trăm ca tử vong. Chính phủ Singapore, Malaysia và Indonesia đã triển khai nhiều biện pháp như thả muỗi mang vi khuẩn đặc biệt nhằm giảm số lượng muỗi mang virus gây bệnh, cùng với hàng loạt nỗ lực của cộng đồng nhằm giải quyết bệnh sốt xuất huyết. Nhưng với số ca nhiễm vẫn đang gia tăng, những biện pháp này hiệu quả đến mức nào?

Đông Nam Á trong cuộc chiến chống sốt xuất huyết
Châu Á-Thái Bình Dương thiệt hại kinh tế 65 tỷ USD do các thảm họa tự nhiên

Aon, công ty dịch vụ chuyên nghiệp hàng đầu thế giới, vừa công bố Báo cáo Khí hậu và Thảm họa năm 2024, trong đó xác định các xu hướng thiên tai và khí hậu trên toàn cầu và ở châu Á-Thái Bình Dương, giúp các doanh nghiệp đưa ra quyết định tốt hơn nhằm quản lý sự biến động và tăng cường khả năng phục hồi.

Châu Á-Thái Bình Dương thiệt hại kinh tế 65 tỷ USD do các thảm họa tự nhiên
NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN CHÂU Á (ADB):
Hội nhập kinh tế tại châu Á - Thái Bình Dương “xếp hạng gần” với EU

Trong một thế giới mà các khoảng cách ngày càng thu hẹp, khu vực châu Á - Thái Bình Dương là minh chứng cho sức mạnh của hội nhập kinh tế và xã hội. Hội nhập kinh tế ở khu vực này "hiện đang được xếp hạng gần" với Liên minh châu Âu (EU) về chuỗi giá trị khu vực và hội nhập xã hội, theo một báo cáo do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố ngày 26/2.

Hội nhập kinh tế tại châu Á - Thái Bình Dương “xếp hạng gần” với EU
Return to top