Thế giới

Châu Á ứng phó với biến đổi khí hậu bằng những công trình xanh

ClockThứ Tư, 22/01/2020 14:45
TTH - Bà Rana Karadsheh, Giám đốc phụ trách khối ngành sản xuất, kinh doanh nông nghiệp & dịch vụ khu vực châu Á-Thái Bình Dương tại Tập đoàn Tài chính Quốc tế (IFC) vừa có bài viết nhận định, biến đổi khí hậu là vấn đề được xác định rõ trong tương lai, và xanh hóa nông nghiệp, năng lượng và giao thông đi đầu trong các chính sách và đầu tư mới, giúp chuyển đổi các ngành để chúng trở nên bền vững hơn trước những thách thức môi trường.

ADB: Châu Á cần ưu tiên ứng phó với thảm họa khi rủi ro ngày càng tăng

Một khu nghỉ dưỡng xanh tại Hội An. Ảnh minh họa: Hiroyuki Oki/VOV

Cơ hội lớn

Chúng ta cũng cần nhìn vào cách thức và nơi chúng ta sống. Các ngành xây dựng và cải tạo, vốn tạo nên xương sống của nhà ở thương mại và cư dân, chịu trách nhiệm cho gần 40% lượng khí thải nhà kính toàn cầu. Tuy nhiên, trong mọi cuộc khủng hoảng, vẫn còn có những cơ hội. Các tòa nhà xanh hiệu quả và thân thiện với môi trường là một trong những cơ hội như vậy, thậm chí là một cơ hội lớn.

Chỉ riêng tại những thị trường mới nổi, đến năm 2030, các tòa nhà xanh sẽ mang đến cơ hội đầu tư có giá trị lên tới 24,7 nghìn tỷ USD. Phần lớn sự tăng trưởng này sẽ diễn ra ở khu vực Đông Á-Thái Bình Dương và Nam Á, nơi có hơn một nửa dân số đô thị trên thế giới sẽ sống trong vòng một thập kỷ.

Trong một báo cáo gần đây, IFC, một thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới (WBG) ước tính, đến năm 2030, các tòa nhà xanh thương mại và dân cư sẽ đại diện cho cơ hội đầu tư trị giá 17,8 nghìn tỷ USD chỉ riêng ở khu vực châu Á.

Đây sẽ là động lực cho tăng trưởng việc làm, tạo ra hơn 9 triệu việc làm mới trong 10 năm tới, tập trung vào các thị trường mới nổi như Việt Nam, Indonesia, Philippines và những nơi khác trong khu vực. IFC ước tính rằng, chỉ riêng hoạt động xây dựng nhà ở mới sẽ cần hơn 10 nghìn tỷ USD đầu tư mới.

Ngày nay, các tòa nhà xanh chỉ chiếm 8% thị trường xây dựng và cải tạo. Đến năm 2060, các tòa nhà toàn cầu sẽ cần tăng gấp đôi về diện tích, phần lớn tập trung ở khu vực Đông Á-Thái Bình Dương và Nam Á. Những tòa nhà xanh không chỉ là nhu cầu về môi trường cho một hành tinh đang thay đổi, mà chúng còn mang lại nhiều lợi nhuận hấp dẫn cho các nhà đầu tư.

Lợi ích đáng kể

Báo cáo “Những tòa nhà xanh: Kế hoạch chính sách và tài chính cho các thị trường mới nổi” của IFC nêu bật những lợi ích đáng kể đối với xây dựng xanh.

Theo đó, những tòa nhà xanh có chi phí vận hành thấp hơn nhiều so với các tòa nhà truyền thống, thấp hơn tới 37%. Chúng tiêu thụ ít nước và năng lượng hơn các tòa nhà truyền thống. Người thuê nhà và chủ nhà được hưởng chi phí tiện ích thấp hơn nhiều, thấp hơn 20-40% so với các đối tác của họ ở những tòa nhà tiêu chuẩn.

Khi thế giới chuyển sang một tương lai trung tính về carbon (lượng carbon phát thải cân bằng với lượng carbon loại bỏ khỏi khí quyển), các tòa nhà truyền thống có nguy cơ trở thành tài sản “bị bỏ rơi”. Tương lai trong xây dựng rõ ràng là xanh, và châu Á, khu vực có nhiều công trình mới nhất đóng vai trò mấu chốt. Những gì mà khu vực này lựa chọn để xây dựng hôm nay sẽ có tác động to lớn đến việc thế giới của chúng ta sẽ như thế nào vào ngày mai.

Bà Rana Karadsheh cho hay: “IFC đang làm việc để thúc đẩy những tòa nhà xanh thông qua các khoản đầu tư. Thật vậy, đến năm 2020, chúng tôi dự đoán, các khoản đầu tư liên quan đến khí hậu sẽ chiếm 28% tổng danh mục tài chính của chúng tôi. Chúng tôi đang nỗ lực làm việc với các khách hàng trong khu vực để tạo ra những thị trường trái phiếu xanh mới, giúp thúc đẩy khu vực tư nhân đầu tư vào các dự án thông minh về khí hậu, bao gồm những tòa nhà xanh”.

Ngoài ra, IFC cũng phát triển Hệ thống Chứng chỉ Đánh giá hiệu quả sử dụng tài nguyên cho công trình xây dựng (EDGE), một ứng dụng phần mềm để hỗ trợ các nhà xây dựng đạt được những tiêu chuẩn xanh và cung cấp một hệ thống chứng nhận.

Phần mềm này cho phép các nhà phát triển và nhà đầu tư nắm bắt về chi phí trước khi một dự án được triển khai. Hầu hết người dùng báo cáo rằng, chi phí trả trước khi phát triển một công trình xanh tương đương với tòa nhà tiêu chuẩn, trong khi chi phí vận hành lại thấp hơn đáng kể. Để đạt được chứng nhận EDGE, một tòa nhà cần giảm 20% việc sử dụng năng lượng, tiêu thụ nước và năng lượng được sử dụng để sản xuất vật liệu xây dựng so với các tòa nhà tiêu chuẩn.

Đáng chú ý, EDGE đang có được vị trí vững chắc ở khu vực châu Á. Có 5% tổng số công trình xây dựng mới tại Việt Nam đang sử dụng EDGE. Tại Indonesia, nơi tốc độ tăng trưởng đô thị nhanh nhất châu Á, Chính phủ đã thông qua các quy tắc xây dựng xanh với việc sử dụng các ưu đãi để khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân. Những nỗ lực tương tự cũng được thực hiện ở Việt Nam và Philippines.

Cho đến nay, tổng cộng 7 triệu m2 bất động sản tại 32 thị trường mới nổi đã được chứng nhận EDGE, với mức giảm phát thải CO2 hàng năm ước tính hơn 127.000 tấn.

Giám đốc phụ trách khối ngành sản xuất, kinh doanh nông nghiệp & dịch vụ khu vực châu Á-Thái Bình Dương tại IFC chỉ rõ, công trình xanh mang lại sự thành công cho tất cả mọi người. Chúng tốt cho môi trường, kinh doanh, người thuê nhà. Và có thể cung cấp cơ hội đầu tư lớn nhất trong thập kỷ này. Thời điểm để xây dựng xanh là ngay bây giờ.

LÊ THẢO

(Tổng hợp và lược dịch từ Nikkei, UN Environment & Climate 2020)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á - Thái Bình Dương: Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu

Các chính phủ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần đầu tư vào giáo dục và đào tạo để phát triển toàn diện kiến thức về khí hậu và những kỹ năng xanh cần thiết cho các nền kinh tế carbon thấp, theo Sổ tay Biến đổi khí hậu và giáo dục vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố.

Châu Á - Thái Bình Dương Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu
Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới

Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP29) tổ chức tại Baku (Azerbaijan) từ ngày 11 - 22/11 đưa tính cấp thiết của việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu trở lại chương trình nghị sự quốc tế.

Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới
Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

Trong một phân tích của Morgan Stanley, các thị trường mới nổi như Ấn Độ đang trên đà thúc đẩy tăng trưởng của châu Á, khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc dần suy giảm. Đáng chú ý, Ấn Độ cùng với các nền kinh tế Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines và Malaysia được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng của khu vực.

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai
Quân đội Indonesia sẵn sàng ứng phó với 6 núi lửa nguy hiểm

Tính đến ngày 11/11, ngoài núi lửa Lewotobi Laki-Laki ở miền Đông đang phun trào mạnh gây thiệt hại cho khu vực này, có 5 ngọn núi lửa khác ở Indonesia đang ở trạng thái cần theo dõi chặt chẽ vì có nguy cơ cao hoạt động trở lại. Quân đội Indonesia đã chuẩn bị lực lượng ứng phó nhanh với thảm họa để sẵn sàng kịp thời ứng phó.

Quân đội Indonesia sẵn sàng ứng phó với 6 núi lửa nguy hiểm
Return to top