Thế giới

Châu Âu đối mặt với đợt bùng phát cúm gia cầm tồi tệ nhất từ trước đến nay

ClockThứ Tư, 21/12/2022 14:31
TTH.VN - Các cơ quan y tế châu Âu hôm qua (20/12) cho biết châu Âu đã bị ảnh hưởng bởi đợt bùng phát cúm gia cầm “tàn khốc nhất” trong năm qua, trong khi các chuyên gia đang nghiên cứu tính khả thi của việc tiêm phòng.

Cúm gia cầm làm tăng nguy cơ lạm phát lương thựcDịch cúm gia cầm lan rộng ở châu Âu và châu ÁPhát hiện ca mắc cúm gia cầm H10N3 ở người đầu tiên trên thế giớiVirus cúm gia cầm mới có khả năng lây truyền từ người sang người

Cúm gia cầm bùng phát mạnh ở châu Âu trong năm qua, khiến hàng chục triệu gia cầm bị tiêu huỷ. Ảnh: Baodautu

Từ tháng 10/2021 đến tháng 9/2022, khoảng 2.500 ổ dịch cúm gia cầm đã được phát hiện tại các trang trại ở 37 quốc gia châu Âu, báo cáo của Cơ quan An toàn Thực phẩm châu Âu (EFSA), Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh châu Âu và Liên minh châu Âu đồng thời cho hay. Theo thông tin từ EFSA, vào thời điểm đó, “khoảng 50 triệu con gia cầm đã bị giết” tại các trang trại bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

Đáng chú ý, con số thiệt hại nói trên không bao gồm một lượng lớn gà, vịt và gà tây được tiêu huỷ để phòng ngừa, được tiến hành đồng thời khi các đợt bùng phát dịch cúm gia cầm hoành hành khắp châu Âu.

EFSA cho biết, đây là “lần đầu tiên” không có sự phân tách rõ rệt giữa hai đợt dịch, do virus đã không được kiểm soát trong mùa hè.

Mùa thu năm nay, dịch bệnh bùng phát dữ dội hơn so với cùng thời điểm năm ngoái, với số trang trại bị nhiễm cúm gia cầm cao hơn 35%.

Chỉ trong hơn 2 tháng từ đầu tháng 9/2022 đến ngày 10/12, khoảng 400 ổ dịch đã được ghi nhận tại các trang trại ở 18 quốc gia châu Âu.

Hồi đầu tháng này, Cộng hòa Séc đã bắt đầu tiêu hủy hơn 15.000 con vịt từ một trang trại ở miền nam đất nước do dịch cúm gia cầm bùng phát. Trong khi đó, Pháp cũng đã nâng nguy cơ cúm gia cầm từ mức “trung bình” lên mức “cao”, buộc các trang trại gia cầm trên khắp đất nước phải giữ gia cầm trong các không gian kín.

Pháp đã ghi nhận sự gia tăng các đợt bùng phát cúm gia cầm trong những tuần qua sau khi trải qua cuộc khủng hoảng cúm gia cầm tồi tệ nhất từ tháng 11 năm ngoái đến tháng 5 năm nay, với hơn 19 triệu gia cầm đã bị tiêu hủy để ngăn chặn một đợt bùng phát cúm gia cầm nghiêm trọng.

Tại Anh, các nhà chức trách đã ra lệnh giữ tất cả gia cầm và các loài chim nuôi nhốt khác trong không gian kín sau khi dịch cúm gia cầm được phát hiện tại hàng chục trang trại trên khắp đất nước, cũng như ở các loài chim hoang dã.

Vương quốc Anh cũng đang phải đối mặt với đợt bùng phát dịch cúm gia cầm tồi tệ nhất, với hàng trăm ca nhiễm cúm đã được xác nhận kể từ tháng 10 năm ngoái, dẫn tới việc tiêu hủy hàng triệu con gia cầm.

Vườn thú Berlin tháng trước đã đóng cửa không đón khách sau khi một trong những loài chim sống dưới nước của vườn thú này có kết quả dương tính với cúm gia cầm.

Virus này cũng đã được phát hiện ở hơn 600 loài chim hoang dã, đặc biệt là vịt và thiên nga. Đây được coi là nguyên nhân góp phần vào sự lây lan virus cúm gia cầm giữa các trang trại.

Trước tình hình này, các cơ quan y tế châu Âu đang nghiên cứu khả năng sử dụng vaccine để ngăn chặn sự lây lan của virus.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh châu Âu cho biết nguy cơ lây nhiễm ở người vẫn ở mức “thấp” và tăng nhẹ lên mức “thấp đến trung bình” đối với những người làm công việc tiếp xúc với các loài chim và gia cầm.

BẢO NGHI (Lược dịch từ AFP)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nắng nóng gay gắt tác động mạnh đến ngành du lịch châu Âu

Mùa hè oi bức do khủng hoảng khí hậu ở châu Âu hiện đang là vấn đề khiến nhiều du khách lo lắng. Các chuyên gia cho biết, mức quan tâm của khách du lịch muốn đến các quốc gia Địa Trung Hải có khí hậu nhiệt đới đã giảm trong năm 2023 giữa các đợt nắng nóng và cháy rừng kỷ lục. Trong khi đó, các điểm đến ôn đới với khí hậu dễ chịu hơn ngày càng trở nên phổ biến.

Nắng nóng gay gắt tác động mạnh đến ngành du lịch châu Âu
5 giải đấu bóng đá lớn của châu Âu tạo ra 19,6 tỷ euro

Theo báo cáo đánh giá thường niên về tài chính bóng đá của Công ty Deloitte, thị trường bóng đá châu Âu đã tăng 16% trong mùa giải 2022 - 2023 lên 35,3 tỷ euro (tương đương 37,86 tỷ USD) nhờ việc dỡ bỏ các biện pháp hạn chế liên quan đến COVID-19, khi người hâm mộ quay trở lại các sân vận động và World Cup 2022.

5 giải đấu bóng đá lớn của châu Âu tạo ra 19,6 tỷ euro
IPO ở châu Âu sẽ được thúc đẩy nhờ việc cắt giảm lãi suất của ECB

Theo Ngân hàng Bank of America (BoA), việc cắt giảm lãi suất mang tính lịch sử của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể là sự thúc đẩy thị trường khu vực đối với các đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO). Điều này đóng vai trò cần thiết để thúc đẩy một loạt các giao dịch trước thời gian tạm lắng thông thường trong mùa hè.

IPO ở châu Âu sẽ được thúc đẩy nhờ việc cắt giảm lãi suất của ECB
Giá vé máy bay ở châu Âu và châu Á đang bắt đầu ổn định và có xu hướng giảm dần

Reuters ngày 28/5 cho biết, giá vé máy bay ở châu Âu và châu Á đang bắt đầu ổn định và có xu hướng giảm dần. Đây được xem là một dấu hiệu cho thấy sự bùng nổ du lịch kéo dài thời hậu COVID đang suy yếu, có thể dẫn đến những lo ngại cho các hãng hàng không vốn đang phải vật lộn với chi phí tăng cao và số lượng máy bay hạn chế.

Giá vé máy bay ở châu Âu và châu Á đang bắt đầu ổn định và có xu hướng giảm dần
Return to top