Thế giới

Châu Âu là khu vực duy nhất có số ca tử vong do COVID-19 tăng

ClockThứ Năm, 18/11/2021 14:06
TTH.VN - Tờ The Straits Times ngày 18/11 dẫn nguồn tin từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, số ca tử vong do COVID-19 ở châu Âu đã tăng 5% trong tuần trước, khiến khu vực này trở thành khu vực duy nhất trên thế giới ghi nhận mức tăng về số ca tử vong.

WHO: Tình hình dịch COVID-19 tại châu Âu là lời cảnh báo với thế giớiDu lịch châu Âu sẽ chưa trở lại trạng thái cũ trong một vài năm tới

Người dân ở thủ đô Paris, Pháp được lấy mẫu xét nghiệm COVID-19. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Báo cáo hàng tuần do WHO công bố cho thấy, 50.000 ca tử vong do COVID-19 đã được ghi nhận trên toàn thế giới hồi tuần trước; trong đó, tất cả các khu vực ngoại trừ châu Âu đều cho thấy số ca tử vong vẫn ở mức không thay đổi hoặc sụt giảm.

Được biết, châu Âu đã ghi nhận hơn 28.300 trường hợp tử vong mới trong tuần trước, nâng tổng số ca tử vong ở khu vực này lên hơn 1.480.000 ca. Bên cạnh đó, trong số 3,3 triệu ca nhiễm COVID-19 mới được báo cáo trên toàn cầu, thì có 2,1 triệu ca đến từ khu vực châu Âu.

Báo cáo của WHO nói thêm, những quốc gia ở châu Âu có số ca nhiễm COVID-19 mới cao nhất là Nga (hơn 275.500 ca), Đức (hơn 254.400 ca), và Vương quốc Anh (hơn 252.900 ca).

WHO mới đây cũng cảnh báo rằng, châu Âu một lần nữa là tâm chấn của đại dịch, và nửa triệu người trên lục địa này có thể tử vong vì COVID-19 trong vài tháng tới.

Theo báo cáo của WHO, tính đến ngày 14/11, hơn 252 triệu ca nhiễm COVID-19 đã được xác nhận, và hơn 5 triệu ca tử vong đã được báo cáo trên toàn thế giới.

Thanh Ngân (Lược dịch từ The Straits Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

COP29: WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu

Ngay trước thềm Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lên tiếng kêu gọi chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đồng thời ủng hộ sự thích ứng và phục hồi lấy con người làm trung tâm.

COP29 

WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu
2/3 nguồn cung nước của châu Âu bị ô nhiễm hóa chất

Theo báo cáo mới của Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA), chỉ 1/3 các vùng mặt nước của châu Âu có chất lượng tốt, trong khi nhiều sông, hồ và vùng nước ven biển của khu vực này “bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi hóa chất”. Ô nhiễm không khí từ các nhà máy điện than và thuốc trừ sâu từ nông nghiệp được xem là hai trong số những “thủ phạm chính”.

2 3 nguồn cung nước của châu Âu bị ô nhiễm hóa chất
Châu Âu cần nâng cao vai trò trong quan hệ EU - ASEAN

Cuộc khảo sát tâm lý kinh doanh mới nhất của Liên minh châu Âu - ASEAN chỉ ra rằng 59% doanh nghiệp châu Âu cảm thấy EU không đóng góp vào việc hỗ trợ lợi ích của họ ở Đông Nam Á, đánh dấu mức độ không hài lòng cao nhất kể từ khi khảo sát được thực hiện vào năm 2015.

Châu Âu cần nâng cao vai trò trong quan hệ EU - ASEAN
Return to top