Thế giới

Châu Âu nhất trí giảm tiêu thụ khí đốt

ClockThứ Tư, 27/07/2022 09:54
Liên minh châu Âu (EU) nhất trí được kế hoạch giảm tiêu thụ khí đốt 15%, với một số nước ngoại lệ như Cyprus, Malta, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, một ngày trước khi Nga bắt đầu cắt bớt khí đốt cho châu Âu.

Hoạt động kinh doanh toàn cầu xấu đi khi lo ngại suy thoái tăngChâu Âu cân nhắc sử dụng than đá để đảm bảo nguồn cung khí đốtEC đề xuất biện pháp giúp châu Âu thoát khỏi khủng hoảng năng lượngPháp kêu gọi châu Âu cùng hành động ngăn giá năng lượng tăng

Đường ống khí đốt tại Bulgaria - Ảnh: AFP

“Trong một nỗ lực nhằm tăng cường an ninh nguồn cung năng lượng cho EU, các nước thành viên hôm nay đã đạt được một thỏa thuận chính trị về việc tự nguyện giảm nhu cầu khí đốt tự nhiên xuống 15% trong mùa đông này”, Hãng tin AFP dẫn tuyên bố của Hội đồng Bộ trưởng EU thông báo ngày 26/7.

Theo hội đồng này, mục đích của việc giảm tiêu thụ khí đốt là nhằm tiết kiệm cho mùa đông sắp tới trong trường hợp nguồn cung từ Nga bị gián đoạn. Theo thỏa thuận, các nước sẽ cắt giảm tiêu thụ trong khoảng thời gian từ tháng 8/2022 đến tháng 3/2023. Một số quan chức cho biết Hungary là nước duy nhất phản đối.

Thỏa thuận cũng được điều chỉnh theo tình hình cụ thể tại mỗi nước với một số ngoại lệ dựa theo nguồn cung hiện tại hoặc mạng lưới đường ống chia sẻ khí đốt. Theo đó, các đảo quốc Ireland, Cyprus, Malta và các nước có mạng lưới nguồn cung liên kết hạn chế như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha sẽ được ngoại lệ.

Trước khi leo thang căng thẳng liên quan đến xung đột ở Ukraine, Nga cung cấp khoảng 40% khí đốt tiêu thụ tại EU. Hồi tháng 6-2022, Matxcơva đã giảm lượng khí đốt vận chuyển qua đường ống Nord Stream 1 xuống còn 40%, với lý do 1 tuabin được sửa chữa ở Canada chưa được đưa trở lại Nga.

Ngày 26/7, Tập đoàn Gazprom của Nga thông báo tiếp tục cắt giảm lượng khí đốt chuyển qua đường ống Nord Stream 1. Cụ thể, kể từ sáng 27/7, công suất qua đường ống này sẽ giảm xuống chỉ còn 20%, tương đương 33 triệu mét khối khí/ngày và lý do là tập đoàn phải sửa chữa 1 tuabin khác.

Các nước châu Âu hiện đang gấp rút tìm kiếm các nguồn thay thế để chuẩn bị cho mùa đông năm nay. Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck thừa nhận việc Đức phụ thuộc vào khí đốt của Nga là "một sai lầm chiến lược" và chính phủ đang nỗ lực khắc phục điều này.

Ông nhấn mạnh đây "không chỉ là vấn đề của Đức, mà là vấn đề của Trung - Đông Âu" và các nước "phải cùng nhau giải quyết vấn đề này".

Theo Tuoitre

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

2/3 nguồn cung nước của châu Âu bị ô nhiễm hóa chất

Theo báo cáo mới của Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA), chỉ 1/3 các vùng mặt nước của châu Âu có chất lượng tốt, trong khi nhiều sông, hồ và vùng nước ven biển của khu vực này “bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi hóa chất”. Ô nhiễm không khí từ các nhà máy điện than và thuốc trừ sâu từ nông nghiệp được xem là hai trong số những “thủ phạm chính”.

2 3 nguồn cung nước của châu Âu bị ô nhiễm hóa chất
Châu Âu cần nâng cao vai trò trong quan hệ EU - ASEAN

Cuộc khảo sát tâm lý kinh doanh mới nhất của Liên minh châu Âu - ASEAN chỉ ra rằng 59% doanh nghiệp châu Âu cảm thấy EU không đóng góp vào việc hỗ trợ lợi ích của họ ở Đông Nam Á, đánh dấu mức độ không hài lòng cao nhất kể từ khi khảo sát được thực hiện vào năm 2015.

Châu Âu cần nâng cao vai trò trong quan hệ EU - ASEAN
Điểm lại các kế hoạch hoà bình cho xung đột Nga – Ukraine

Khi phiên họp thường niên của Đại hội đồng Liên hợp quốc (UNGA) sắp kết thúc vào tuần trước, Trung Quốc và Brazil đã tổ chức một cuộc họp bên lề với sự tham dự của 17 thành viên. Mục đích của cuộc họp kín ngày 27/9 là tập hợp sự ủng hộ cho kế hoạch hòa bình về xung đột Ukraine.

Điểm lại các kế hoạch hoà bình cho xung đột Nga – Ukraine
Châu Âu lo ngại về sự suy thoái

Châu Âu đang ngày càng gần với suy thoái khi các nền kinh tế lớn nhất gồm Đức và Pháp đang phải vật lộn với những khó khăn cả về chính trị và kinh tế trong nước.

Châu Âu lo ngại về sự suy thoái
Return to top