Thế giới

Hoạt động kinh doanh toàn cầu xấu đi khi lo ngại suy thoái tăng

ClockChủ Nhật, 24/07/2022 18:55
TTH.VN - Ghi nhận trong tháng 7/2022, hoạt động kinh doanh đang ngày càng xấu đi, làm gia tăng lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu.

Người dân Thượng Hải xét nghiệm PCR COVID-19 hàng loạtTrong gian nan, cần nắm lấy cơ hội tăng trưởng mới cho ASEANMỹ: Doanh số bán lẻ bất ngờ tăng, thúc đẩy mạnh mẽ nền kinh tếChâu Âu và kế hoạch mở cửa trở lại nền kinh tế sau dịch COVID-19Hoạt động kinh doanh của khu vực đồng Euro tiếp tục giảm

Trước nhiều thách thức, hoạt động kinh doanh của toàn cầu đang gặp nhiều khó khăn. Ảnh minh họa: THX/TTXVN/Vietnam+

Cụ thể, khảo sát tháng 7 của Tập đoàn S&P Global về các nhà quản lý mua hàng cho thấy tại Mỹ, hoạt động kinh doanh lần đầu tiên trong vòng 2 năm đã giảm đi. Trong khu vực đồng Euro, chỉ số tổng hợp ghi nhận mức độ hoạt động thấp nhất kể từ khi các đợt phong tỏa vì đại dịch nổ ra vào đầu năm 2021. Chỉ số của Nhật Bản và Australia cũng xấu đi trong tháng này, mặc dù hai nước vẫn nằm trong danh sách các nước có chỉ số tích cực.

Các ngân hàng trung ương trên thế giới đang ráo riết tăng lãi suất trong nỗ lực kiềm chế lạm phát tràn lan. Đầu tuần này, Ngân hàng trung ương châu Âu đã tăng lãi suất lần đầu tiên trong hơn một thập kỷ và Cục Dự trữ Liên bang dự kiến sẽ tăng lãi suất thêm 75% điểm cơ bản trong tuần tới.

Trong một thông tin có liên quan, chi phí sinh hoạt tăng cao, từ thực phẩm, khí đốt cho đến phí thuê nhà, đã làm xói mòn khả năng chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ của người tiêu dùng.

Hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ của Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 5/2020. Không tính những tháng đầu của đại dịch, chỉ số hoạt động của tháng 7 là thấp nhất trong các kỷ lục ghi nhận từ năm 2009.

“Sản xuất đã bị đình trệ và sự phục hồi của khu vực dịch vụ có xu hướng đi ngược lại, nhất là khi cơn lốc xoáy của nhu cầu bị dồn nén đã và đang càng áp lực hơn do chi phí sinh hoạt tăng, lãi suất cao hơn và triển vọng kinh tế ngày một ảm đạm” ở Mỹ, Chris Williamson, nhà kinh tế kinh doanh trưởng tại S&P Global Market Intelligence cho biết.

Trong khi đó, châu Âu cũng chứng kiến sự sụt giảm trong cả chỉ số sản xuất và dịch vụ. Tuy nhiên, cũng là lần đầu tiên kể từ năm 2020, sản xuất của khu vực đã giảm.

Nhà kinh tế Chris Willianson nhận định về Khu vực đồng Euro rằng: “Mối quan tâm lớn nhất của khu vực là hoàn cảnh của ngành sản xuất, nơi các nhà sản xuất báo cáo rằng doanh số bán hàng yếu hơn dự kiến đã dẫn đến sự gia tăng chưa từng có trong các kho hàng tồn kho”.

Đan Lê (Lược dịch từ The Business Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

Một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ ước tính hóa chất vĩnh cửu (PFAS) có thể làm ô nhiễm nguồn nước của tới 70% trong số khoảng 140 triệu người ở Mỹ lấy nước từ các tầng chứa nước ngầm của quốc gia, thông qua các giếng tư nhân hoặc công cộng, gây ra những tác động tiềm tàng đối với khoảng 95 triệu người, tương đương với 27% dân số nước Mỹ.

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ
Return to top