Thế giới

Chế độ ăn giúp khắc phục hội chứng COVID kéo dài

ClockThứ Ba, 24/05/2022 14:49
Giới chuyên gia New Zealand cho biết, dịch bệnh COVID-19 vẫn đang lây lan và khoảng 200.000 người dân nước này đang phải đối mặt với các triệu chứng COVID kéo dài (Long COVID).

COVID-19 kéo dài có thể trở thành căn bệnh phổ biến trong tương lai

Các chuyên gia khuyến nghị chú trọng chế độ ăn uống bởi dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với việc tăng cường hệ miễn dịch. Ảnh minh hoạ: THX/TTXVN

Để khắc phục và nhanh chóng thoát khỏi các triệu chứng này, các chuyên gia khuyến nghị chú trọng chế độ ăn uống, bởi dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với việc tăng cường hệ miễn dịch.

Các chuyên gia New Zealand đưa ra 3 biện pháp bổ sung dinh dưỡng dễ thực hiện. Theo họ, một trong những triệu chứng chính khi nhiễm virus SARS-CoV-2 là mất vị giác và khứu giác, khiến người bệnh không muốn ăn, trong khi hệ miễn dịch cần nhiều loại vitamin và khoáng chất để hoạt động. Như vậy, nếu bệnh nhân ăn ít hơn vì thấy không ngon miệng là đi ngược lại nhu cầu của cơ thể để phục hồi. Các chuyên gia khuyến nghị nên ăn những thức ăn có các thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như chất béo, protein và chất xơ. Cụ thể, trong sữa và phomai có vitamin A và B12. Các loại cá nói chung và cá có dầu (như cá hồi) chứa vitamin A, B6, B12 và selen. Các loại rau lá xanh như cải xoăn, cải bó xôi và súp lơ xanh chứa vitamin A, B6, axit folic và sắt. Các loại quả hạch và hạt có vitamin E, đồng và sắt. Các loại thịt chứa kẽm, sắt, selen và các vitamin B6, B12. Trái cây chứa vitamin A và C. 

Biện pháp thứ 2 mà giới chuyên gia New Zealand đưa ra là duy trì năng lượng. Mệt mỏi quá mức thường được coi là yếu tố chính gây suy nhược trong các triệu chứng của COVID kéo dài, do đó người bệnh cần bổ sung tinh bột chứa nhiều năng lượng, như khoai tây, bánh mì, cơm và mì ống. Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên ăn nhiều hơn các loại ngũ cốc nguyên cám vì có chất xơ giúp quá trình giải phóng năng lượng diễn ra chậm hơn, từ đó giúp ích khi cơ thể phải chống chọi với tình trạng mệt mỏi. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần uống đủ nước vì cơ thể thường bị mất nhiều nước khi chống lại tình trạng nhiễm trùng. Ngay cả khi cơ thể bị mất nước nhẹ cũng có thể làm giảm năng lượng, do đó người bệnh nên bổ sung thêm 500ml nước mỗi ngày nếu vẫn còn các triệu chứng của COVID-19. 

Theo giới chuyên gia, trong quá trình phục hồi sau khi mắc hội chứng COVID kéo dài, người bệnh có thể phải nhập viện hoặc nghỉ ngơi, điều này dẫn đến suy giảm khối lượng cơ. Theo đó, biện pháp thứ 3 mà giới chuyên gia đưa ra là người bệnh nên bổ sung protein như thịt, trứng, cá và sản phẩm từ sữa đầy đủ chất béo để giúp duy trì khối lượng cơ cho đến khi cơ thể có thể hoạt động trở lại. Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên bổ sung protein từ thực vật như đậu, đậu lăng và các loại hạt.

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tăng hiệu quả chăm sóc và điều trị trong lĩnh vực Nhi khoa

Ngày 1/11, hội nghị Nhi khoa toàn quốc lần thứ 25 khai mạc với chủ đề “Từ khoa học đến chính sách và thực tiễn”. Hội nghị có sự tham dự của UVTV Tỉnh ủy, Phó chủ tịch Thường trực UBND Tỉnh Nguyễn Thanh Bình; ông Đinh Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Bà mẹ Trẻ em, Bộ Y tế; PGS.TS. Trần Minh Điển, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, Chủ tịch hội Nhi khoa Việt Nam; PGS.TS Trần Kiêm Hảo, Giám đốc sở y tế cùng hàng trăm bác sĩ, chuyên gia trong ngoài nước, nhà quản lý, hội viên Hội Nhi khoa Việt Nam…

Tăng hiệu quả chăm sóc và điều trị trong lĩnh vực Nhi khoa
Đại sứ Trung Quốc tại ASEAN:
Mở rộng triển vọng tương lai chung của cộng đồng Trung Quốc - ASEAN

Hãng tin Jakarta Post dẫn lời nhận định của Đại sứ Trung Quốc tại ASEAN Hou Yanqi rằng nghị quyết về cải cách toàn diện Trung Quốc để thúc đẩy hiện đại hóa không chỉ có tác động sâu sắc đến tương lai của quốc gia mà còn mở ra nhiều cơ hội to lớn cho sự phát triển của các nước ASEAN, qua đó mở ra triển vọng lớn hơn cho tương lai chung của cộng đồng Trung Quốc - ASEAN.

Mở rộng triển vọng tương lai chung của cộng đồng Trung Quốc - ASEAN
COP29 kêu gọi tăng gấp 6 lần lượng dự trữ năng lượng toàn cầu

Chủ nhà của Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc (COP29) năm nay sẽ kêu gọi hơn 190 quốc gia ủng hộ mục tiêu của Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) nhằm tăng gấp 6 lần khả năng lưu trữ năng lượng toàn cầu vào năm 2030, thông tin mới trên trang The Business Times cập nhật.

COP29 kêu gọi tăng gấp 6 lần lượng dự trữ năng lượng toàn cầu
Return to top