Thế giới

Chỉ số PMI của S&P Global: Dấu hiệu suy yếu xuất hiện ở châu Á

ClockThứ Tư, 08/11/2023 05:19
TTH - Theo chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) châu Á mới nhất được Tập đoàn đa quốc gia tổ chức các hoạt động trong lĩnh vực cung cấp thông tin và dữ liệu tài chính S&P Global công bố ngày 7/11, chỉ số sản lượng được điều chỉnh theo mùa đã giảm trên tất cả 7 danh mục chính trong tháng 10 vừa qua.

Các đồng tiền châu Á mới nổi hấp dẫn giới đầu tư

 Công nhân làm việc trong một dây chuyền sản xuất xe ô tô ở Yokosuka, ngoại ô thủ đô Tokyo, Nhật Bản. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Trong đó, danh mục vật liệu cơ bản đã rơi vào vùng thu hẹp sau một tháng tăng trưởng; số liệu cho thấy mức tăng trưởng tổng thể yếu hơn vào đầu quý cuối cùng của năm 2023.

Theo từng lĩnh vực, các số liệu phân tích chỉ ra sự tăng trưởng về sản lượng ở 11 trong số 18 lĩnh vực được theo dõi, đánh dấu sự sụt giảm so với mức 14 lĩnh vực trong tháng 9 năm nay. Các công ty bảo hiểm dẫn đầu sự mở rộng về hoạt động trong tháng 10. Tốc độ tăng trưởng đã nhanh hơn so với tháng 9, và nhìn chung vững chắc. Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe đã đạt mức tăng nhanh thứ 2 về sản lượng, khi các đơn đặt hàng mới mở rộng với tốc độ nhanh nhất trong tất cả các danh mục.

Trong khi đó, lĩnh vực phần mềm và dịch vụ, từng là lĩnh vực hoạt động tốt nhất trong 2 kỳ khảo sát trước đó, đã chứng kiến đà tăng trưởng sụt giảm mạnh kể từ tháng 9/2023. Kết quả là, mức tăng mới nhất là mức tăng yếu nhất kể từ tháng 2 năm nay.

Ngoại trừ lĩnh vực dịch vụ công nghiệp, tất cả các lĩnh vực ghi nhận sự sụt giảm về sản lượng đều là các danh mục sản xuất. Cụ thể, lĩnh vực lâm sản và sản phẩm giấy đã chứng kiến sản lượng giảm mạnh nhất và rõ rệt nhất kể từ tháng 1 năm nay, tiếp sau đó là sự sụt giảm được ghi nhận trong lĩnh vực vật liệu xây dựng.

Ngoài ra, đối với số lượng bảng lương, 12 trong số 18 lĩnh vực được theo dõi đã ghi nhận sự sụt giảm, đây là số lượng lĩnh vực có mức giảm cao nhất kể từ tháng 1 năm nay. Tốc độ giảm mạnh nhất là lĩnh vực lâm sản và sản phẩm giấy, nơi các công ty cắt giảm lực lượng lao động với tốc độ mạnh nhất trong 7 tháng. Hơn nữa, tổng số việc làm được tạo ra trong các lĩnh vực còn lại cũng ở mức khiêm tốn nhất.

Được biết, chỉ số PMI châu Á của S&P Global đã được đơn vị này tổng hợp từ những câu trả lời cho bảng câu hỏi được gửi đến các nhà quản lý mua hàng, bao gồm hơn 6.000 công ty thuộc khu vực tư nhân trên khắp 13 khu vực. Chỉ số PMI châu Á hiện có sẵn đối với các nhóm ngành vật liệu cơ bản, hàng hóa tiêu dùng, dịch vụ tiêu dùng, tài chính, chăm sóc sức khỏe, công nghiệp, và công nghệ, cũng như các phân ngành của từng nhóm ngành này.

Cũng trong tháng 10/2023, sức khỏe ngành sản xuất khu vực Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã tiếp tục suy giảm, theo dữ liệu do S&P Global công bố. Chỉ số PMI ngành sản xuất ASEAN ghi nhận ở mức 49,6 điểm; và số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục giảm trong tháng 10. Bà Maryam Baluch, chuyên gia kinh tế tại S&P Global Market Intelligence nhận định: “Thời điểm đầu quý cuối cùng của năm nay cho thấy các điều kiện hoạt động trong ngành sản xuất ASEAN tiếp tục suy giảm nhẹ… Nếu nhu cầu tiếp tục giảm, chúng ta có thể thấy các nhà sản xuất thu hẹp sản lượng trong những tháng tới”.

LÊ THẢO (Lược dịch từ S&P Global)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lượng khách du lịch đến châu Á dự kiến​​ trở lại mức trước đại dịch vào năm 2025

Năm 2025, lượng khách du lịch đến châu Á được dự kiến ​​sẽ phục hồi về mức trước đại dịch COVID-19, và tăng 4,7% so với năm 2019, Tạp chí The Business Times ngày 16/12 trích dẫn báo cáo mới nhất của Hãng nghiên cứu thị trường BMI Research, một đơn vị thuộc hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch Solutions cho hay.

Lượng khách du lịch đến châu Á dự kiến​​ trở lại mức trước đại dịch vào năm 2025
IMF: Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”

Các nhà kinh tế từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, các nền kinh tế châu Á đủ sức chống chịu với biến động và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc vượt qua các thách thức một cách bình tĩnh, trong bối cảnh khu vực này đang phải đối mặt với nhiều rủi ro nội bộ khác nhau bên cạnh việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ quay trở lại Nhà Trắng.

IMF Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”
Châu Á - Thái Bình Dương: 88 triệu người mất an ninh lương thực do những cú sốc khí hậu

Theo báo cáo Triển vọng Toàn cầu năm 2025 vừa được Chương trình Lương thực thế giới (WFP) công bố, nạn đói tiếp tục gia tăng, với 343 triệu người trên khắp 74 quốc gia đang phải trải qua tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng, tăng 10% so với năm ngoái. Trong đó, tại châu Á - Thái Bình Dương, 88 triệu người đang phải vật lộn với nạn đói do thảm họa liên quan đến khí hậu gây ra.

Châu Á - Thái Bình Dương 88 triệu người mất an ninh lương thực do những cú sốc khí hậu
Return to top