Thế giới

Chi tiêu cho thiết bị sản xuất chất bán dẫn sẽ đạt mức kỷ lục vào năm 2021

ClockThứ Tư, 22/07/2020 14:59
TTH.VN - Theo Hiệp hội Quốc tế về Thiết bị và Vật liệu Bán dẫn (SEMI), doanh số toàn cầu về thiết bị sản xuất chất bán dẫn của các nhà sản xuất thiết bị gốc được dự báo ​​sẽ đạt doanh thu cao kỷ lục 70 tỷ USD vào năm 2021, nhờ sức mạnh của sự tăng trưởng 2 con số.

Ngành sản xuất chíp thế giới bị ảnh hưởng bởi quy định mới của NhậtĐẩy mạnh thu hút đầu tư ASEAN thông qua thuận lợi hóa thương mạiHàn Quốc, ASEAN nhất trí hợp tác về 5G, AI

Doanh số thiết bị sản xuất chất bán dẫn toàn cầu sẽ đạt 70 tỷ USD vào năm 2021. Ảnh minh hoạ: TTXVN

Trong dự báo về tổng thiết bị bán dẫn giữa năm, cơ quan có trụ sở tại Mỹ cho biết, thiết bị sản xuất chất bán dẫn dự kiến ​​sẽ tăng 6% lên mức 63,2 tỷ USD vào năm 2020, từ mức 59,6 tỷ USD trong năm 2019, trước khi đạt mức cao kỷ lục vào năm 2021.

Sự tăng trưởng trên một số phân khúc chất bán dẫn dự kiến ​​sẽ thúc đẩy sự mở rộng. Cụ thể, SEMI dự báo ​​phân khúc thiết bị chế tạo wafer (đế chip) thô sẽ tăng 5% vào năm 2020, tiếp đó là mức tăng trưởng 13% vào năm 2021.

"Cả chi tiêu cho DRAM (bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên động hay RAM động) và NAND (bộ nhớ flash, thường được sử dụng trong thẻ nhớ và ổ USB flash) trong năm 2020 sẽ vượt qua mức đã được ghi nhận trong năm 2019, và dự kiến​​ sẽ tăng trưởng hơn 20% vào năm 2021", dự báo nói thêm.

Trong khi đó, SEMI dự báo ​​phân khúc thiết bị lắp ráp và đóng gói sẽ tăng trưởng 10% lên mức 3,2 tỷ USD vào năm 2020, và tăng trưởng 8% lên mức 3,4 tỷ USD trong năm 2021. Ngoài ra, thị trường thiết bị thử nghiệm chất bán dẫn dự kiến ​​sẽ tăng 13%, đạt 5,7 tỷ USD vào năm 2020, và tiếp tục đà tăng trưởng trong năm 2021 nhờ nhu cầu đối với thế hệ mạng di động thứ 5 (5G).

Đáng chú ý, Trung Quốc, Đài Loan và Hàn Quốc dự kiến ​​sẽ dẫn đầu gói chi tiêu trong năm 2020. "Chi tiêu mạnh mẽ ở Trung Quốc trong lĩnh vực sản xuất ủy thác chíp bán dẫn và bộ nhớ dự kiến ​​sẽ đưa quốc gia này lên vị trí dẫn đầu trong tổng chi tiêu cho thiết bị bán dẫn trong năm 2020 và năm 2021", SEMI cho hay.

Đối với Đài Loan, sau khi chứng kiến ​​mức tăng trưởng 68% về chi tiêu cho thiết bị trong năm 2019, thị trường này sẽ có sự thu hẹp trong năm nay nhưng sẽ quay trở lại với mức tăng trưởng 10% vào năm 2021, và duy trì vị trí thứ 2 về đầu tư thiết bị.

Cũng theo SEMI, Hàn Quốc sẽ đứng thứ 3 về đầu tư thiết bị bán dẫn vào năm 2020, trở thành nhà chi tiêu hàng đầu thứ 3 vào năm 2020. "Chi tiêu thiết bị của Hàn Quốc được dự báo sẽ tăng trưởng 30% vào năm 2021, được hỗ trợ bởi sự phục hồi của đầu tư vào lĩnh vực bộ nhớ. Hầu hết các thị trường khác được theo dõi cũng sẽ chứng kiến ​​sự tăng trưởng trong năm 2020 hoặc năm 2021", SEMI nói thêm.

Thanh Ngân (Lược dịch từ The Edge Markets)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hội nghị Da liễu Quốc tế:
Kinh nghiệm, công nghệ và xu thế​

Hội nghị Da liễu Quốc tế từ 21 đến 23/11 do Bệnh viện Da liễu Trung ương, Sở Y tế, Bệnh viện Da liễu tỉnh phối hợp tổ chức thu hút nhiều chuyên gia trong, ngoài nước. Hàng trăm bài báo cáo được chia sẻ mang đến cái nhìn về phương pháp, kinh nghiệm, công nghệ… trong điều trị các bệnh về da. ​

Kinh nghiệm, công nghệ và xu thế​
Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

Ghi nhận trong 10 tháng đầu năm 2024, thương mại của Trung Quốc đạt được với các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chạm mốc cao kỷ lục, vượt 21 nghìn tỷ NDT (2,91 nghìn tỷ USD). Kết quả này đã nhấn mạnh sự hội nhập kinh tế sâu rộng và kết nối thương mại mạnh mẽ giữa các bên.

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024
Return to top