Thế giới

Chiến thắng của ông Joe Biden mở lối tương lai của người xin tị nạn

ClockChủ Nhật, 08/11/2020 16:16
TTH.VN - Các tin tức và lễ ăn mừng lan tỏa nhanh chóng trong cộng đồng của những người xin tị nạn bị mắc kẹt từ Tijuana đến Matamoros, hơn 1.500km dọc theo biên giới Mỹ-Mexico vừa qua, khi ông Joe Biden thắng cuộc đua vào Nhà Trắng.

Mỹ: Hàng nghìn người xuống đường ăn mừng chiến thắng của ông Joe BidenÔng Joe Biden tuyên bố "chiến thắng rõ ràng" trong cuộc bầu cử MỹCác nhà lãnh đạo thế giới “chúc mừng” chiến thắng của ông Joe Biden"Thách thức khổng lồ” chờ đợi ông Biden ở phía trướcTruyền thông Mỹ: Chiến thắng gọi tên ông BidenĐảng Cộng hòa: Huy động 60 triệu USD cho cuộc chiến pháp lý của Tổng thống TrumpBiểu tình bầu cử ở Mỹ: Ngày càng nhiều người mang súng bên mìnhỨng cử viên Joe Biden mở rộng khoảng cách dẫn trước Tổng thống Donald TrumpVẫn chưa thể có kết quả cuối cùng của cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ

Nhiều người tị nạn phải chờ đợi ở Mexico khi quy định về xin tị nạn được chính quyềnTổng thống Donald Trump siết chặt. Ảnh minh họa: AFP/Vnexpress

Ứng cử viên của Đảng Dân chủ mới đây đã được các mạng truyền hình, báo chí lớn nhỏ tuyên bố thắng cử trở thành Tân Tổng thống Mỹ, ngay cả khi Tổng thống Donald Trump đệ đơn kiện, cáo buộc gian lận trong khâu kiểm phiếu, song hiện vẫn chưa có đủ bằng chứng chứng minh.

Tiếng hò reo và hô vang đã làm huyên náo trong một trại tị nạn ở Matamoros và giữa cộng đồng người Cuba ở Ciudad Juarez. Đây được xem là minh chứng cho thấy hy vọng đang thức tỉnh và hồi sinh rằng vị tổng thống tiếp theo sẽ nới lỏng lệnh cấm tị nạn ở Mỹ.

Được biết, chính sách “ở lại Mexico” của ông Trump đã khiến hơn 66.000 người di cư phải chờ đợi ở Mexico, trong khi yêu cầu của họ đã được các Tòa án Mỹ thông qua.

Cả tuần nay, những người xin tị nạn đã nín thở theo dõi cuộc bầu cử mà nhiều người cho rằng sẽ quyết định tương lai của họ.

“Tất cả chúng tôi sẽ ăn mừng ngày hôm nay! Mọi người đều rất hạnh phúc”, Dairon Elisondo, một người Cuba làm bác sĩ tại trại Matamoros cho biết.

Tuy nhiên, đi kèm với sự ăn mừng, nhiều người cũng đặt ra câu hỏi rằng liệu ông Joe Biden có thật sự làm theo những cam kết ủng hộ người di cư mà ông ấy đã đưa ra trong quá trình vận động tranh cử hay không?

Rubinaldo Cantillo Martinez, một người xin tị nạn Cuba cho biết: “Ông Joe Biden đã nói rất nhiều lời tốt đẹp về những người di cư như chúng tôi. Vì vậy chúng tôi cho rằng ông ấy nên thực hiện những gì ông ấy đã hứa”.

Trong một thông tin có liên quan, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã và đang từng bước thắt chặt luật pháp Mỹ đến mức hiện nay không thể nộp đơn xin tị nạn dọc theo biên giới phía Nam của Mỹ.

Song ông Biden đã hứa sẽ chấm dứt chính sách này, bao gồm cả chương trình “Ở lại Mexico”. Bất chấp việc mặc dù đến nay vẫn có rất ít thông tin chi tiết về cách thực hiện.

Các chuyên gia nhập cư cho rằng có thể sẽ rất khó cho vị tổng thống mới để gỡ rối hàng loạt chính sách và hạn chế chồng chéo của chính quyền Tổng thống Donald Trump.

Yuri Gonzalez, một người tị nạn Cuba khác cũng cho biết thêm rằng mặc dù rất vui mừng trước kết quả bầu cử Mỹ, song giờ đây anh cũng đang chuẩn bị tinh thần để đối mặt với bất kỳ chính sách nào mà ông Donald Trump có thể ban hành trước khi ông Biden nhậm chức.

Cùng lúc, ở Matamoros, Oscar Borjas, một người xin tị nạn Honduras nhận định rằng ngay cả khi ông Joe Biden lên nắm quyền thì ít nhất cũng phải mất khoảng 1 năm nữa cho đến khi những người tị nạn có thể nhập cảnh vào Mỹ.

Song nhìn chung, tâm trạng của những người xin tị nạn rất phấn khởi rằng kỷ nguyên của ông Donald Trump dường như đã kết thúc, một tổng thống mới là ông Joe Biden có thể thay đổi số phận của họ.

“Sau bao nhiêu bóng tối, ánh sáng cuối cùng cũng có thể soi rọi", Elisondo chia sẻ.

Đan Lê (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên

Hai công ty năng lượng Westinghouse Electric và CORE POWER vừa công bố thỏa thuận hợp tác phát triển nhà máy điện hạt nhân nổi (FNPP), đánh dấu bước tiến mới của Mỹ trong lĩnh vực đang được Nga và Trung Quốc dẫn đầu.

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên
Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

Một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ ước tính hóa chất vĩnh cửu (PFAS) có thể làm ô nhiễm nguồn nước của tới 70% trong số khoảng 140 triệu người ở Mỹ lấy nước từ các tầng chứa nước ngầm của quốc gia, thông qua các giếng tư nhân hoặc công cộng, gây ra những tác động tiềm tàng đối với khoảng 95 triệu người, tương đương với 27% dân số nước Mỹ.

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ
Return to top