Thế giới

Chọn hướng đi cho quá trình chuyển đổi số trong thế giới hậu COVID-19

ClockChủ Nhật, 16/04/2023 06:35
TTH - Tạp chí The Business Times của Singapore ngày 12/4 đăng tải bài viết cho hay, để cạnh tranh hiệu quả trong môi trường kinh doanh hậu đại dịch COVID-19, điều quan trọng là các doanh nghiệp cần liên tục tìm cách nâng cao sự nhanh nhẹn và tốc độ ra quyết định, cũng như năng suất của quy trình kinh doanh.

Thụy Sĩ sẽ hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi sang kinh tế số và chuyển đổi sốViệt Nam và Hàn Quốc thảo luận hợp tác về chuyển đổi năng lượng xanh

leftcenterrightdel
 Chuyển đổi số được xem là động lực chính tạo nên lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Ảnh minh họa: TTXVN

Theo bài viết được thực hiện bởi các tác giả Lipika Bhattacharya, Clarence Goh, và Gary Pan đến từ Đại học Quản lý Singapore, điều này thông thường sẽ đòi hỏi doanh nghiệp phải nắm bắt quá trình ra quyết định dựa trên dữ liệu và tận dụng các công nghệ kỹ thuật số để chuyển đổi cơ cấu tổ chức, quy trình và dịch vụ/sản phẩm.

Chắc chắn rằng, chuyển đổi số với những thay đổi trên toàn doanh nghiệp, bao gồm việc phát triển các mô hình kinh doanh mới, sẽ giúp tăng giá trị kinh doanh, và nổi lên như một động lực chính tạo nên lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong thế giới hậu COVID-19. Việc triển khai thành công chuyển đổi số không chỉ mang lại tiềm năng, tạo ra giá trị cho các hoạt động kinh doanh, mà còn tác động tích cực đến khả năng thu hút đầu tư của doanh nghiệp, các nhà lãnh đạo tài chính đang ngày càng nhận thấy họ cần phải phát triển và đưa ra một chiến lược nhất quán cho quá trình này.

3 chiều hướng chính

Bài viết cũng đặt ra vấn đề: “Các nhà lãnh đạo tài chính cần suy nghĩ như thế nào về chuyển đổi số?”.

“Trong một bài báo gần đây, với tiêu đề “Đổi mới sáng tạo linh hoạt dựa trên tri thức trong chuyển đổi số”, được đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Kinh doanh và Kinh tế Quốc tế, chúng tôi đã phát triển một mô hình giới thiệu 3 chiều hướng chính của chuyển đổi số bao gồm: mô hình kinh doanh, cơ sở hạ tầng kỹ thuật số, và tài năng và văn hóa kỹ thuật số”, các tác giả lập luận.

Theo đó, chuyển đổi số mang đến cho các tổ chức cơ hội để không chỉ cải thiện mô hình kinh doanh hiện tại, mà còn tạo ra những mô hình mới thích hợp. Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ kỹ thuật số, các doanh nghiệp có tiềm năng để định hình lại về cơ bản những khía cạnh của mô hình kinh doanh liên quan đến các đề xuất giá trị và cấu trúc.

Điều này có thể đạt được theo 2 cách chính. Đầu tiên, bằng cách triển khai chiến lược các công nghệ kỹ thuật số, doanh nghiệp có thể khám phá việc mở rộng các dịch vụ hoặc sản phẩm vật lý hiện có thông qua phương tiện kỹ thuật số, từ đó tạo ra những luồng doanh thu mới. Thứ hai, thông qua việc triển khai đổi mới sáng tạo các công nghệ kỹ thuật số, doanh nghiệp có thể tìm cách xác định lại giá trị cho khách hàng, bằng cách thay thế các sản phẩm hoặc dịch vụ truyền thống bằng những giải pháp kỹ thuật số thay thế.

Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng kỹ thuật số đề cập đến các công nghệ thông tin và cơ cấu tổ chức cơ bản, cùng với các dịch vụ và phương tiện liên quan cần thiết để một doanh nghiệp có thể thực hiện hoạt động và quy trình kinh doanh. Khi một doanh nghiệp tiến triển trên hành trình chuyển đổi số, họ sẽ dựa vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật số để hỗ trợ trực tiếp các khía cạnh kỹ thuật số trong mô hình kinh doanh. Do đó, điều quan trọng là doanh nghiệp cần xem xét cẩn thận các yêu cầu về cơ sở hạ tầng kỹ thuật số.

Bài viết của các tác giả đến từ Đại học Quản lý Singapore nói thêm: “Con người quyết định sự thành công hay thất bại trong nỗ lực chuyển đổi số của một doanh nghiệp. Tuy việc triển khai một công nghệ mới có thể tương đối dễ dàng, việc tập hợp những người có kỹ năng sử dụng công nghệ đó một cách hiệu quả và thay đổi cách thức mà một doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh, hoặc cách thức làm việc của người lao động sẽ có thể cực kỳ khó khăn”.

Ngoài ra, một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến cách thức hoạt động của các tài năng kỹ thuật số của một doanh nghiệp là “văn hóa kỹ thuật số”, trong đó liên quan đến các khía cạnh của văn hóa doanh nghiệp, cho phép họ tích hợp các công nghệ, hệ thống, quy trình và cấu trúc kỹ thuật số.

Yếu tố then chốt

Tài năng kỹ thuật số được xem là một yếu tố then chốt trong việc quyết định sự thành công trong quá trình chuyển đổi số của một doanh nghiệp; song, tài năng kỹ thuật số đang ngày càng khan hiếm. Liên quan đến vấn đề này, Báo cáo Công nghệ Kinh doanh năm 2022 của Tổ chức kế toán chuyên nghiệp CPA Australia đã trích dẫn kết quả từ một cuộc khảo sát trên các chuyên gia kế toán và tài chính ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương; trong đó đã xác định tình trạng thiếu hụt tài năng công nghệ là một trong những thách thức chính mà các doanh nghiệp phải đối mặt trong việc áp dụng công nghệ hiện nay.

Trước những thách thức liên quan đến việc tập hợp nhóm làm việc có kỹ năng phù hợp, để thúc đẩy nỗ lực chuyển đổi số của doanh nghiệp, các nhà lãnh đạo tài chính cần liên tục tìm kiếm những tài năng sở hữu khả năng kỹ thuật số phù hợp. Đồng thời, các trường đại học cần nhận ra nhu cầu sở hữu kỹ năng công nghệ liên quan của các chuyên gia kế toán và tài chính, và cải tiến để đưa những năng lực này vào chương trình giảng dạy.

Đại dịch COVID-19 đã thúc đẩy động lực để các doanh nghiệp bắt tay vào chuyển đổi số. Nhằm tận dụng những lợi ích mà chuyển đổi số có thể mang lại, các nhà lãnh đạo tài chính cần suy nghĩ và phát triển các chiến lược chuyển đổi số hiệu quả, kết hợp những khía cạnh liên quan trong mô hình kinh doanh, cơ sở hạ tầng kỹ thuật số, cũng như tài năng và văn hóa kỹ thuật số của doanh nghiệp.

LÊ THẢO (Lược dịch từ The Business Times)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngành tư pháp với lộ trình cụ thể trong chuyển đổi số

Sở Tư pháp đã và đang có lộ trình, bước đi cụ thể, phù hợp đối với từng lĩnh vực, nhóm nhiệm vụ trong công tác chuyển đổi số (CĐS); qua đó, góp phần xây dựng ngành tư pháp chuyên nghiệp, hiện đại, lấy lợi ích của người dân, doanh nghiệp làm trung tâm.

Ngành tư pháp với lộ trình cụ thể trong chuyển đổi số
Nền tảng làm việc số tỉnh Thừa Thiên Huế được vinh danh Top 10 Giải thưởng Sao Khuê 2024

Ngày 13/4, tại Lễ Vinh danh và trao Giải thưởng Sao Khuê 2024 do Hiệp hội phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT) Việt Nam - VINASA tổ chức ở Hà Nội, “Nền tảng làm việc số tỉnh Thừa Thiên Huế” vinh dự được bình chọn là sản phẩm xuất sắc của ngành phần mềm, CNTT Việt Nam và được công nhận đạt Top 10 Giải thưởng Sao Khuê 2024 lĩnh vực quản trị, điều hành.

Nền tảng làm việc số tỉnh Thừa Thiên Huế được vinh danh Top 10 Giải thưởng Sao Khuê 2024
Nâng hạng chỉ số DTI

Những năm qua, Thừa Thiên Huế luôn nằm trong tốp đầu về chỉ số chuyển đổi số. Song năm 2023, qua rà soát, trong Bộ chỉ số chuyển đổi số có nhiều nhóm tiêu chí không đạt bền vững, do vậy cần những giải pháp căn cơ để chuyển đổi số trở thành chìa khóa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Nâng hạng chỉ số DTI
Chuyển đổi số để tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các dịch vụ y tế kịp thời

Ngày 10/4, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị tổng kết, đánh giá các hoạt động chuyển đổi số năm 2023 và Kế hoạch hoạt động năm 2024. Với thông điệp “Kết nối- Chia sẻ- Đồng hành”, hội nghị thể hiện sự chỉ đạo mạnh mẽ của Bộ Y tế trong việc kết nối giữa Trung ương và địa phương trong công tác chuyển đổi số y tế.

Chuyển đổi số để tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các dịch vụ y tế kịp thời
Return to top