Thế giới

La Nina làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng năng lượng châu Á

ClockThứ Hai, 25/10/2021 16:27
TTH.VN - Tạp chí Bloomberg ngày hôm nay (25/10) có bài viết cho hay, La Nina, một hiện tượng thời tiết thường mang đến những mùa đông khắc nghiệt hơn đang xuất hiện và được dự báo ​​sẽ làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng năng lượng của khu vực châu Á.

IEA: Khủng hoảng năng lượng có thể đe dọa phục hồi kinh tếEC đề xuất biện pháp giúp châu Âu thoát khỏi khủng hoảng năng lượng

Hiện tượng thời tiết La Nina thường gây ra những mùa đông lạnh giá hơn. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Mô hình La Nina đã xuất hiện ở Thái Bình Dương. Hiện tượng thời tiết này thường gây ra nhiệt độ dưới mức bình thường ở Bắc bán cầu, và khiến các cơ quan thời tiết khu vực ban hành cảnh báo về một mùa đông rất lạnh giá.

Một số quốc gia và đặc biệt là Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ năng lượng hàng đầu thế giới, đang phải vật lộn với giá nhiên liệu tăng cao, tình trạng thiếu điện hoặc hạn chế về điện cung cấp cho ngành công nghiệp nặng. Giá than và khí đốt vốn đã leo thang, một mùa đông lạnh giá sẽ làm tăng thêm nhu cầu sưởi ấm, có khả năng sẽ thúc đẩy hơn nữa mức tăng giá.

Ông Renny Vandewege, Phó Chủ tịch phụ trách hoạt động thời tiết của Công ty cung cấp dữ liệu DTN cho rằng: “Chúng tôi dự báo nhiệt độ sẽ lạnh hơn so với mức bình thường vào mùa đông năm nay trên khắp Đông Bắc Á. Dữ liệu dự báo thời tiết là một thành phần rất quan trọng trong việc dự đoán về mức năng lượng sẽ cần đến".

Dưới đây là triển vọng về năng lượng đối với một số quốc gia:

Trung Quốc

Trên hầu hết các khu vực ở phía đông Trung Quốc, nhiệt độ đã giảm hồi đầu tuần trước; trong khi đó, nhiệt độ cũng đã lạnh hơn so với mức bình thường ở một số khu vực phía bắc của quốc gia này, theo Trung tâm Khí hậu Quốc gia Trung Quốc. Các tỉnh bao gồm Hắc Long Giang, Thiểm Tây và Sơn Tây đã bắt đầu hoạt động sưởi ấm cho mùa đông sớm hơn từ 4 - 13 ngày so với những năm trước.

Theo ông Zhi Xiefei, giáo sư khoa học khí quyển tại Đại học Khoa học và Công nghệ Thông tin Nam Kinh, các điều kiện thời tiết khắc nghiệt có thể xảy ra thường xuyên hơn, do hiện tượng ấm lên toàn cầu. “Những đợt lạnh có thể dẫn đến nhiệt độ giảm nhiều hơn, nhưng các hiện tượng nóng lên bất thường cũng có thể xuất hiện", ông Zhi Xiefei nói thêm.

Trung tâm Khí hậu Quốc gia Trung Quốc dự báo, ​​Trung Quốc sẽ bước vào các điều kiện La Nina trong tháng này.

Nhật Bản

Cơ quan Khí tượng Nhật Bản cho biết, Nhật Bản có thể sẽ chứng kiến nhiệt độ thấp hơn bình thường vào tháng tới. Trước đó, cơ quan này đã đưa ra dự báo khả năng xảy ra La Nina trong khoảng thời gian thu - đông là 60%.

Trong một động thái liên quan, Bộ Thương mại Nhật Bản đã nhóm họp với các công ty điện, khí đốt và dầu mỏ lớn để chuẩn bị cho những tháng mùa đông. Dự trữ khí hóa lỏng do các nhà cung cấp điện lớn của Nhật Bản nắm giữ hiện đang ở mức cao hơn khoảng 24% so với mức trung bình trong 4 năm qua.

Hàn Quốc

Hàn Quốc sẽ chứng kiến thời tiết lạnh hơn trong nửa đầu mùa đông, và cũng có khả năng bị tác động bởi những ảnh hưởng của La Nina, Cơ quan Khí tượng Hàn Quốc thông tin.

Được biết, quốc gia này đã xuất hiện đợt ​​tuyết rơi đầu tiên trong mùa đông sớm hơn 15 ngày so với năm ngoái, trong bối cảnh một tháng 10 lạnh giá bất thường.

Chính phủ Hàn Quốc đang thực hiện các biện pháp nhằm tăng cường nguồn cung nhiên liệu, đồng thời giảm thiểu tác động của giá cả nhiên liệu tăng cao.

Ấn Độ

Nhiệt độ ở Ấn Độ được dự báo ​​sẽ giảm xuống mức thấp 3 độ C ở một số khu vực phía bắc vào tháng 1 và tháng 2 năm sau, trước khi nhiệt độ ấm lên. Không giống như ở các quốc gia khác, thời tiết lạnh hơn thường dẫn đến mức tiêu thụ năng lượng thấp hơn do nhu cầu về điều hòa không khí giảm.

Tuy nhiên, trong những tháng gần đây, các khu vực khai thác than trọng điểm ở quốc gia này đã phải hứng chịu lũ lụt, khiến nguồn cung nhiên liệu được sử dụng để sản xuất khoảng 70% điện năng của Ấn Độ bị hạn chế.

Lê Thảo (Lược dịch từ Bloomberg)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số

Đó là chủ đề của hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế, do Trường cao đẳng Huế phối hợp với Trường đại học Quốc gia Malang (Indonesia), Đại học Hyderabad (Ấn Độ), Đại học Mahasarakham (Thái Lan), Viện Nhân học Văn hoá (Hà Nội) và Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Đông Bắc (Thái Lan) tổ chức.

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số
Châu Á - Thái Bình Dương: Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu

Các chính phủ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần đầu tư vào giáo dục và đào tạo để phát triển toàn diện kiến thức về khí hậu và những kỹ năng xanh cần thiết cho các nền kinh tế carbon thấp, theo Sổ tay Biến đổi khí hậu và giáo dục vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố.

Châu Á - Thái Bình Dương Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu
“Ấm tình mùa đông” hỗ trợ phụ nữ khó khăn xã biên giới Hồng Bắc

Ngày 18/11, tại Nhà văn hóa xã Hồng Bắc (A Lưới), Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh phối hợp Trường tiểu học Phường Đúc (TP.Huế) tổ chức chương trình “Ấm tình mùa đông” lần thứ 9 năm 2024, hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, 35 năm ngày hội Quốc phòng toàn dân, 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam.

“Ấm tình mùa đông” hỗ trợ phụ nữ khó khăn xã biên giới Hồng Bắc
Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

Trong một phân tích của Morgan Stanley, các thị trường mới nổi như Ấn Độ đang trên đà thúc đẩy tăng trưởng của châu Á, khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc dần suy giảm. Đáng chú ý, Ấn Độ cùng với các nền kinh tế Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines và Malaysia được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng của khu vực.

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai
Return to top