Thế giới

Cơ hội giải quyết cuộc khủng hoảng thiếu nước sạch toàn cầu

ClockChủ Nhật, 31/03/2024 11:40
TTH - Nước bao phủ hơn 2/3 bề mặt của Trái đất, nhưng chỉ một phần rất nhỏ nước ngọt có sẵn để sử dụng. Các báo cáo gần đây cho thấy, một cuộc khủng hoảng đang hiện ra.

250 triệu người dân ven sông Nile sẽ thiếu nước sạch vào năm 2080

Nước sạch từ nguồn viện trợ được phân phối tại thủ đô Sanaa, Yemen. Ảnh minh họa: THX/TTXVN 

Đến năm 2030, nhu cầu nước ngọt trên toàn cầu được dự báo sẽ vượt nguồn cung tới 40%. Kết quả là hàng tỷ người sống trong tình trạng không có nước và vệ sinh được quản lý an toàn. Ước tính 700 triệu người có thể phải di dời do tình trạng khan hiếm nước vào năm 2030.

Vậy điều gì gây ra sự mất cân bằng giữa cung và cầu nguồn nước? Trong một bài viết được đăng tải trên Tạp chí The Business Times, ông Justin Winter, người đồng quản lý danh mục đầu tư thuộc Quỹ BNP Paribas Aqua cho rằng, biến đổi khí hậu, đô thị hóa, cơ sở hạ tầng cũ kỹ và ô nhiễm nằm trong số nhiều yếu tố tác động. Bên cạnh đó, công nghệ đổi mới sáng tạo cũng ngày càng góp phần vào thách thức này.

Thúc đẩy nhu cầu, tác động đến nước

Chất bán dẫn đóng vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế hiện đại. Từ điện toán đám mây đến các hệ thống ô tô, chất bán dẫn là một bộ phận không thể thiếu. Với mức đầu tư vào các nhà máy chế tạo chất bán dẫn tăng vọt nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng, một thực tế ít được biết đến là hoạt động sản xuất chất bán dẫn sử dụng nhiều nước.

Ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu tiêu thụ khoảng 1,2 triệu mega lít nước mỗi năm. Mỗi công đoạn – từ sản xuất chip đến đánh bóng, làm sạch và làm mát – đều cần đến nước. Đặc biệt, nước siêu tinh khiết rất quan trọng để duy trì độ sạch của chip.

Trong khi đó, những thách thức này – cùng với các khoản đầu tư liên quan để giải quyết chúng – mang lại cơ hội cho những công ty đổi mới sáng tạo đưa ra giải pháp nhằm tối ưu hóa việc sử dụng nước trong ngành bán dẫn, cho phép họ đạt được nhiều thành tựu hơn với lượng nước cung cấp ít hơn.

Một lĩnh vực khác có cường độ sử dụng nước cao là nông nghiệp, chiếm 70% lượng nước ngọt được sử dụng trên toàn cầu. Về vấn đề này, các phương pháp tiếp cận đổi mới sáng tạo như “tưới tiêu thông minh” được tích hợp công nghệ, nhằm tối ưu hóa việc sử dụng nước và năng suất cây trồng. Ngoài ra, các ứng dụng này cũng được mở rộng ra ngoài lĩnh vực nông nghiệp đến những lĩnh vực khác, chẳng hạn như không gian xanh đô thị.

Ý nghĩa đầu tư

“Là những nhà đầu tư tích cực, chúng tôi xác định cơ hội trong toàn bộ chuỗi giá trị nước, bao gồm cơ sở hạ tầng, phương pháp xử lý, tính hiệu quả và các tiện ích về nước”, ông Justin Winter nhận định.

Đầu tiên, cơ sở hạ tầng nước rất quan trọng, bao gồm nhiều dự án và hợp phần. Từ các đường ống, máy bơm và van chuyên dụng hỗ trợ truyền nước, cho đến việc thiết kế và thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng, như nỗ lực truyền tải nước liên vùng và quy hoạch phòng chống lũ lụt, lĩnh vực này mang đến nhiều cơ hội đầu tư đa dạng.

Thứ hai là phương pháp xử lý nước, tính hiệu quả và công tác kiểm tra. Tại đây, các nhà đầu tư có thể khám phá những dịch vụ và sản phẩm cho phép xử lý nước bằng hóa chất hoặc không dùng hóa chất, giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nước và các sản phẩm hỗ trợ kiểm tra chất lượng nước.

Cuối cùng, tiện ích nước là một phân khúc quan trọng để đầu tư. Các công ty cấp nước cung cấp các dịch vụ thiết yếu như nước sạch, quản lý nước thải và dịch vụ thoát nước. Các công ty cấp nước được quản lý chặt chẽ, mang lại mức độ chắc chắn tương đối cao về thu nhập của họ ngay cả trong thời kỳ suy thoái kinh tế, miễn là những công ty này đáp ứng được các mục tiêu hoạt động.

Đo lường tác động môi trường

Chủ đề này có thể đặc biệt hấp dẫn đối với những chủ sở hữu tài sản muốn đo lường tác động môi trường của các khoản đầu tư, và sự phù hợp với Mục tiêu phát triển bền vững (SDG) cụ thể của Liên hiệp quốc tập trung vào nước sạch và vệ sinh.

Ví dụ điển hình là George Fischer, một công ty ở Thụy Sĩ đã tìm cách đảm bảo cung cấp nước uống không bị rò rỉ và cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng. Một trong những dự án mới nhất của George Fischer ở thành phố Sao Paulo, Brazil đã giúp thành phố này tiết kiệm 75 tỷ lít nước hàng năm, bằng cách thay thế 760km mạng lưới đường ống.

Với sự đầu tư vào tài nguyên nước, có rất nhiều công ty để lựa chọn, mang đến sự kết hợp giữa các cơ hội bảo đảm và định hướng tăng trưởng. Một mặt, các công ty cấp nước chuyên cung cấp nước đô thị, ít biến động hơn và có tiềm năng thu được cổ tức cao hơn. Mặt khác, các doanh nghiệp trong lĩnh vực xử lý nước, các giải pháp hiệu quả và cơ sở hạ tầng thường thuộc những ngành công nghiệp có tính chu kỳ.

Bằng cách lựa chọn cẩn thận trong số các công ty niêm yết liên quan về nước, các nhà đầu tư có thể hưởng lợi từ danh mục đầu tư cân bằng giữa các doanh nghiệp có khả năng phục hồi kinh tế và các doanh nghiệp có định hướng tăng trưởng hơn.

Trong khi đó, những thách thức do biến đổi khí hậu, cơ sở hạ tầng cũ kỹ và các vấn đề ô nhiễm, cũng như nhu cầu gia tăng từ dân số ngày càng phát triển và các ngành công nghiệp sử dụng nhiều nước mới nổi, sẽ mang lại động lực tăng trưởng dài hạn cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực này, ông Justin Winter kết luận.

Lê Thảo

(Lược dịch từ The Business Times)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Quan tâm giải quyết các kiến nghị của cử tri

Tại các kỳ tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ 8, HĐND tỉnh khóa VIII, cử tri trên địa bàn TP. Huế đã có nhiều ý kiến, kiến nghị các vấn đề liên quan đến hạ tầng dân sinh. Điều đáng mừng, TP. Huế đã chỉ đạo các ban ngành, địa phương trả lời thấu đáo cũng như triển khai khắc phục.

Quan tâm giải quyết các kiến nghị của cử tri
Nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu-thừa nhà ở xã hội

Nhằm cải thiện chỗ ở cho người thu nhập thấp, từ năm 2022, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch phát triển nhà ở xã hội, với mục tiêu đến năm 2025 có thêm 1,25 triệu m2 sàn nhà ở xã hội, nhưng đến thời điểm này có thể thấy, kế hoạch có nguy cơ “phá sản”. Trong khi đó, nhiều khu nhà ở tái định cư lại bị bỏ hoang, lãng phí, gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu-thừa nhà ở xã hội
TƯƠNG LAI NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO ĐÔNG NAM Á:
Động lực tài chính đang gia tăng

Trong bối cảnh nhu cầu năng lượng tăng cao và sự tập trung vào năng lượng tái tạo ngày càng lớn để đạt được các mục tiêu phát thải ròng bằng 0, Đông Nam Á - vùng đất sở hữu nhiều ánh nắng mặt trời và những tiến bộ trong công nghệ năng lượng mặt trời - sẽ mang đến cơ hội đáng kể cho hoạt động tài trợ năng lượng tái tạo.

Động lực tài chính đang gia tăng
Nâng tầm sản phẩm địa phương, tăng cơ hội xúc tiến thương mại

Cùng với hoạt động xúc tiến thương mại với các doanh nghiệp (DN) Thái Lan ở quy mô lớn, những hoạt động xúc tiến xúc thương mại quy mô nhỏ với một vài đối tác cũng góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng cho những hợp đồng thương mại lâu dài.

Nâng tầm sản phẩm địa phương, tăng cơ hội xúc tiến thương mại
Return to top