Thế giới

Cộng đồng Kinh tế ASEAN - Những câu hỏi nóng cho 2016

ClockThứ Sáu, 18/12/2015 09:01
TTH.VN - Trước sức ép cạnh tranh của thị trường hơn 650 triệu dân, liệu doanh nghiệp Việt Nam đã có sự chuẩn bị để đón nhận cơ hội cũng như đương đầu thách thức, đây là nội dung được quan tâm khi lộ trình hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) đang đến rất gần với các nước thành viên; trong đó có Việt Nam.

 

Chế biến cá đóng hộp xuất khẩu tại nhà máy KTCFOOD. (Ảnh: Lê Huy Hải/TTXVN)

AEC là sự hội nhập của các quốc gia thành viên ASEAN thành một khối sản xuất, thương mại và đầu tư, tạo ra thị trường chung của khu vực có GDP đạt khoảng 2.000 tỷ USD và trở thành nền kinh tế đứng thứ 7 thế giới. 

Mặt khác, khi AEC hình thành, thuế nhập khẩu sản phẩm và dịch vụ từ các nước thành viên sẽ giảm về 0%, tất cả các lĩnh vực kinh tế sẽ được mở cửa; đồng thời tạo nên sự hòa nhập khu vực một cách toàn diện, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ cho các nền kinh tế thành viên.

Tuy nhiên, kết quả khảo sát của Viện nghiên cứu Đông Nam Á của Singapore (ISEAS) công bố, có đến 63% doanh nghiệp Việt Nam cho rằng AEC không có ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình.

Mặt khác, hầu hết Chính phủ và doanh nghiệp các nước ASEAN từ lâu đã chuẩn bị sẵn sàng cho lộ trình hội nhập. Điển hình, các chính phủ nước thành viên ASEAN đã chuẩn bị thực hiện các điều luật quốc tế với những biện pháp để tận dụng cơ hội, bảo vệ và hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp vừa và nhỏ nước mình. Ngoài ra, các nước này cũng dự doán và có giải pháp xử lý thách thức thông qua sự lắng nghe chuyên gia, doanh nghiệp đúng mức.

Tiến sỹ Trương Minh Huy Vũ, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế (SCIS), Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh, cho rằng, khi đánh giá về tác động của AEC cần đặt trong bối cạnh hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam với những Hiệp định Thương mại tự do song phương và đa phương khác. 

Vì vậy, doanh nghiệp cần hiểu rõ AEC là một tiến trình hội nhập kinh tế khu vực chứ không phải là một thỏa thuận hay hiệp định với các cam kết ràng buộc thực chất; trong đó, AEC tạo cho doanh nghiệp cơ hội mở rộng nhiều thị trường và động lực phát triển mới, nhưng cũng mang lại nhiều thách thức về năng lực cạnh tranh. 

Cụ thể, doanh nghiệp sẽ phải cạnh tranh trong bối cảnh chênh lệch trình độ phát triển giữa các quốc gia trong nội khối ASEAN ở nhiều lĩnh vực như: hàng hóa, dịch vụ, lao động, quản lý dòng vốn và thu hút đầu tư...

Hiện tại, thương mại nội khối ASEAN vẫn còn rất hạn chế, chỉ chiếm 24% tổng giao dịch thương mại quốc tế của khối này, thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ 60% của Liên minh châu Âu.

Bên cạnh đó, tiến trình hình thành và phát triển AEC vẫn còn tồn tại nhiều rào cản như cơ sở hạ tầng không đồng đều, chi phí vận tải, thương mại mang tính cạnh tranh hơn bổ sung, đầu tư trực tiếp nội khối thấp... 

Mặc dù AEC đã thống nhất để cho 4 nền kinh tế kém phát triển hơn trong khối là Việt Nam, Lào, Campuchia và Myanmar được “ân hạn” tới năm 2018 mới phải dỡ bỏ hàng rào thuế quan so với 6 nước còn lại. Tuy nhiên, những quan ngại hội nhập kinh tế sẽ không thu hẹp mà có khả năng làm gia tăng bất bình đẳng về thu nhập trong khu vực là hoàn toàn có cơ sở, các chuyên gia nhấn mạnh.

Tiến sỹ Phạm Sỹ Thành, Giám đốc Chương trình Nghiên cứu Kinh tế Trung Quốc thuộc VEPR (VCES) cho biết, thách thức lớn nhất đối với Việt Nam là từ nay đến năm 2018 phải loại bỏ thuế quan đối với 7% dòng thuế nhạy cảm (khoảng 400 dòng thuế). 

Những dòng thuế này, trước đây được xếp vào danh mục nhạy cảm cao, nghĩa là những mặt hàng Việt Nam có năng lực cạnh tranh thấp, muốn duy trì mức thuế bảo hộ cao để doanh nghiệp và các ngành sản xuất có thời gian nâng cao sức cạnh tranh. 

Tuy nhiên, khảo sát thực tế, trong thời gian qua có những mặt hàng Việt Nam được hưởng mức bảo hộ rất cao bằng cả biện pháp thuế và phi thuế, nhưng không cải thiện được năng lực cạnh tranh sẽ đối mặt với khó khăn, gồm ôtô, đường, sắt, thép...

Trước những thách thức AEC, các chuyên gia cho rằng, Chính phủ Việt Nam cần đẩy nhanh nhóm giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế; trong đó, các Bộ, ngành nên tập trung vào lĩnh vực thuận lợi hóa thương mại, giúp doanh nghiệp rút ngắn thời gian giao dịch, giảm chi phí hành chính, qua đó cắt giảm chi phí đầu vào, nâng cao sức cạnh tranh. 

Riêng đối với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, đã đến lúc các doanh nghiệp không thể đứng ngoài tiến trình hội nhập kinh tế, mà phải nhập cuộc và tham gia một cách chủ động hơn thông qua việc cập nhật thông tin, đổi mới quản trị, chiến lược kinh doanh.../.

Theo TTXVN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thái Lan đón hơn 12 triệu du khách trong 4 tháng

Tờ Thailand Business News ngày hôm nay (7/5) cho hay, Thái Lan vừa chào đón hơn 12 triệu du khách chỉ trong vòng 4 tháng. Điều này cho thấy sức hấp dẫn của đất nước Thái Lan - một điểm đến du lịch nổi tiếng.

Thái Lan đón hơn 12 triệu du khách trong 4 tháng
UNICEF cảnh báo 600.000 trẻ em đối mặt với thảm họa ở Rafah

Ngày 6/5, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cảnh báo khoảng 600.000 trẻ em đang trong cảnh chen chúc tại thành phố Rafah, phía Nam Dải Gaza, phải đối mặt với "thảm họa tiếp theo", đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế phản đối việc người dân buộc phải di dời sau khi Israel ra lệnh sơ tán trước kế hoạch tấn công trên bộ nhằm vào thành phố này.

UNICEF cảnh báo 600 000 trẻ em đối mặt với thảm họa ở Rafah
Tình trạng thiếu nhà ở toàn cầu đang cản trở tăng trưởng nhờ nhập cư

Ở hầu hết các quốc gia phát triển, một trong những động lực tăng trưởng kinh tế đáng tin cậy nhất đang chững lại. Trong nhiều thập kỷ, dòng người di cư nhanh chóng đã giúp các quốc gia bao gồm Canada, Australia và Vương quốc Anh ngăn chặn lực cản nhân khẩu học do dân số già hóa và tỷ lệ sinh giảm. Điều này hiện đang bị phá vỡ, khi lượng người đến tăng vọt kể từ khi biên giới mở cửa trở lại sau đại dịch đã dẫn đến tình trạng thiếu nhà ở kéo dài.

Tình trạng thiếu nhà ở toàn cầu đang cản trở tăng trưởng nhờ nhập cư
Return to top