Thế giới

Công nghệ trở thành ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp ASEAN

ClockThứ Tư, 15/07/2020 06:30
TTH - Hãng tin AEC News Today ngày 14/7 trích dẫn kết quả khảo sát do Tổ chức Ngân hàng đa quốc gia United Overseas Bank (UOB) thực hiện cho hay, trên khắp Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Thái Lan có tỷ lệ cao nhất về số người được hỏi ưu tiên đầu tư vào công nghệ trong năm 2020, khi các doanh nghiệp nhỏ trong khu vực tin tưởng công nghệ có thể giúp họ vượt qua tác động từ đại dịch COVID-19.

Doanh nghiệp nhỏ của ASEAN ưu tiên đầu tư nhiều hơn vào công nghệDoanh nghiệp ASEAN dự báo tác động nặng nề do hậu quả kinh tế của COVID-19

Công nhân làm việc trong một doanh nghiệp sản xuất linh kiện điện tử tại tỉnh Bình Dương. Ảnh minh họa: TTXVN

Theo đó, công nghệ được xếp hạng là ưu tiên đầu tư hàng đầu trong năm 2020 bởi 64% các doanh nghiệp nhỏ. Nghiên cứu được thực hiện trên 1.000 doanh nghiệp nhỏ ASEAN có doanh thu hàng năm từ 20 triệu USD trở xuống, trong giai đoạn trước và trong đại dịch, trên khắp Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan, và Việt Nam. Nghiên cứu tìm cách hiểu làm thế nào các doanh nghiệp nhỏ thích nghi với môi trường kinh doanh trong bối cảnh những thay đổi do đại dịch gây ra.

Trong khi 71% số người được hỏi ở Thái Lan khẳng định ưu tiên đầu tư vào công nghệ trong năm nay, con số này được theo sau bởi Indonesia (65%), Việt Nam (63%), Singapore (60%), và Malaysia (59%). Cuộc khảo sát cũng cho thấy, các doanh nghiệp nhỏ trên khắp khu vực đang kiên trì theo đuổi nỗ lực đầu tư vào công nghệ ngay cả khi phải đối mặt với triển vọng doanh thu sụt giảm.

Mặc dù gần 88% trong số các doanh nghiệp được khảo sát đã hạ triển vọng doanh thu trong năm 2020, gần 1/2 trong số đó vẫn có kế hoạch tăng ngân sách công nghệ chung. Điều này chỉ ra rằng, các doanh nghiệp nhỏ của ASEAN đang nhìn xa hơn khỏi những thách thức hiện tại và áp dụng công nghệ nhằm cải thiện khả năng cạnh tranh và tính bền vững.

Ông Lawrence Loh, người đứng đầu Bộ phận Kinh doanh của UOB nhận định: "Phải đối phó với sự gián đoạn hoạt động do đại dịch COVID-19 gây ra, nhiều doanh nghiệp trong số này đã nhanh chóng nhận ra, công nghệ có thể mang đến sự khác biệt cho doanh nghiệp của họ. Khi sửa đổi mô hình kinh doanh hay thậm chí là chuyển đổi hoạt động, các doanh nghiệp nhỏ đang phản ứng với những thay đổi từ đại dịch bằng cách chuyển sang công nghệ để đảm bảo khả năng đứng vững và cạnh tranh lâu dài".

Theo lĩnh vực, các doanh nghiệp nhỏ từ lĩnh vực thực phẩm và đồ uống, công nghệ thông tin và truyền thông, y tế (chiếm 50%) khẳng định mong muốn mạnh mẽ nhất trong việc thúc đẩy đầu tư vào công nghệ; tiếp theo đó là lĩnh vực xây dựng (48%) và lĩnh vực bán lẻ (46%) .

LÊ THẢO

(Lược dịch từ AEC News Today & Bangkok Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Liên kết hữu ích

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Triển khai 932 nhiệm vụ khoa học và công nghệ đạt chất lượng cao

Sáng 21/12, Trường đại học Y - Dược, Đại học Huế (ĐHH) tổ chức hội thảo tổng kết khoa học và công nghệ (KHCN) giai đoạn 2019-2024 và xây dựng chiến lược phát triển nhiệm kỳ 2025-2030. Đến dự hội thảo có đại diện lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ, ngành liên quan và các nhà khoa học, lãnh đạo Trường đại học Y - Dược, ĐHH.

Triển khai 932 nhiệm vụ khoa học và công nghệ đạt chất lượng cao
Đột phá công nghệ mở ra tiềm năng to lớn của năng lượng địa nhiệt

Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) ngày 13/12 công bố báo cáo “Tương lai của năng lượng địa nhiệt” cho hay, trong bối cảnh nhu cầu điện toàn cầu dự kiến tăng mạnh, các công nghệ mới đang mở ra tiềm năng to lớn của năng lượng địa nhiệt để cung cấp năng lượng sạch 24/7 tại hầu hết các quốc gia trên thế giới.

Đột phá công nghệ mở ra tiềm năng to lớn của năng lượng địa nhiệt
Kết nối, chuyển giao công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp

Đó là nội dung của hội nghị do Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), Sở KH&CN tổ chức, giới thiệu và chuyển giao đến các cá nhân, đơn vị, doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh vào chiều 9/12.

Kết nối, chuyển giao công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
Thúc đẩy liên kết phát triển dược liệu bền vững

Đó là chủ đề tại hội thảo khoa học do Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức vào ngày 22/11, với sự tham gia của các sở, ban, ngành liên quan, nhà khoa học, doanh nghiệp, chính quyền địa phương để cùng nhau bàn luận các giải pháp, tháo gỡ vướng mắc trong phát triển dược liệu, nhất là vấn đề liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm từ dược liệu.

Thúc đẩy liên kết phát triển dược liệu bền vững
Return to top