Thế giới

COP26: Đã đến lúc cứu lấy nhân loại

ClockThứ Bảy, 06/11/2021 12:14

Lần đầu tiên, thế giới có thể hạn chế sự nóng lên toàn cầu dưới 2 độ CThủ tướng gặp Tổng thống Biden và lãnh đạo Hàn Quốc, Thái Lan bên lề COP26Gần 90 nước tham gia hiệp ước cắt giảm phát thải khí methane gây biến đổi khí hậu

Đã đến lúc nói “Đủ rồi” với các hành động sai trái. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN/Vietnam+

Lời kêu gọi

Vào ngày đầu tiên của kỳ Hội nghị Liên Hiệp quốc về Biến đổi khí hậu (COP26) diễn ra tại Glasgow, Nữ hoàng Elizabeth Đệ Nhị đã kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới cùng nhau hành động để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Cụ thể, trong một thông điệp gửi tới hội nghị qua video, Nữ hoàng đã nói lên tiếng nói của mình trước các nhà lãnh đạo thế giới, nhấn mạnh tính cấp bách của cuộc khủng hoảng.

Theo bà: “Nếu lúc này, tình hình ô nhiễm trên thế giới vẫn chưa đến mức nghiêm trọng, thì chắc chắn tình hình sẽ ngày càng trở thành không thể chấp nhận được trong một thời gian rất ngắn. Nếu chúng ta không đương đầu với thách thức này, tất cả những vấn đề khác sẽ trở nên vô nghĩa”.

Được biết, hiện hơn 120 nguyên thủ quốc gia và chính phủ các nước đã tập trung tại Glasgow để tham gia một sự kiện toàn cầu chung mà các nhà tổ chức cho rằng rất quan trọng để vạch ra con đường giúp nhân loại thoát khỏi thảm họa nóng lên toàn cầu.

Tính đến thời điểm hiện tại, Hội nghị COP26 đang được coi là sự kiện đóng vai trò quan trọng nhất đối với khả năng tiếp tục tồn tại của Thỏa thuận Paris mà các quốc gia đã ký kết vào năm 2015, bằng cách cam kết hạn chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở dưới 2 độ C và hoạt động ở mức giới hạn an toàn hơn là 1,5 độ C.

Với sự ấm lên hơn 1độ C từ Cuộc cách mạng Công nghiệp, Trái đất đang phải hứng chịu những đợt nắng nóng kéo dài hơn bao giờ hết, cùng với đó là lũ lụt và bão nhiệt đới do nước biển dâng.

Phát biểu trước các đại biểu, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã mô tả thời đại hiện nay của thảm họa khí hậu là điểm đột biến trong lịch sử thế giới.

Các chính phủ đang chịu áp lực phải tăng gấp đôi cam kết cắt giảm khí thải để phù hợp với các mục tiêu của Thỏa thuận Paris, đồng thời tài trợ khoản tiền mặt đã được nhất trí từ lâu nhằm giúp các quốc gia đang phát triển xanh hóa lưới điện và tự bảo vệ mình trước những thảm họa trong tương lai.

“Đã đến lúc phải nói: Đủ rồi. Đủ tàn bạo với đa dạng sinh học. Đủ để giết chết bản thân với Carbon Dioxide. Đủ hành động đốt, khai thác tài nguyên thiên nhiên. Chúng ta đang tự đào mồ chôn mình”, Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres nhấn mạnh.

Mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2070

Hầu hết các quốc gia đã đệ trình kế hoạch cắt giảm khí thải mới, được gọi là “Đóng góp do quốc gia xác định” (NDC) từ trước thềm hội nghị COP26 diễn ra. Song ngay cả khi nếu các cam kết này được đáp ứng vẫn sẽ dẫn đến thảm họa nóng lên toàn cầu với mức nhiệt tăng 2,7 độ C.

Trung Quốc – đất nước gây ô nhiễm Carbon lớn nhất thế giới cho đến thời điểm hiện tại – vừa đệ trình kế hoạch khí hậu sửa đổi, trong đó lặp lại mục tiêu lâu dài là đạt đỉnh về lượng khí thải vào năm 2030.

Trong khi đó, Ấn Độ vẫn chưa đệ trình NDC sửa đổi, một yêu cầu theo Thỏa thuận Paris. Thủ tướng nước này là ông Narendra Modi cho biết, Ấn Độ sẽ đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2070 và từ năm 2030 năng lượng của Ấn Độ sẽ là đến từ các nguồn năng lượng tái tạo.

Một thách thức khác đang hiện rõ là các nước tiên tiến, giàu có đã không cung cấp 100 tỷ USD cho mỗi năm như đã hứa để giúp các quốc gia dễ bị tổn thương với biến đổi khí hậu. Mục tiêu vốn dự kiến sẽ được thực hiện vào năm ngoái đã bị hoãn lại đến năm 2023, do đó làm trầm trọng thêm căng thẳng giữa các quốc gia giàu có chịu trách nhiệm về sự nóng lên toàn cầu và những nước nghèo hơn phải chịu nhiều tác động của khủng hoảng.

Châu Á - Thái Bình Dương đã sẵn sàng cho giai đoạn khí hậu toàn cầu hay chưa?

Thực tế, nhiều quốc gia dễ bị tổn thương trước tác động của biến đổi khí hậu là ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, trong nhóm G20 có đến 7 nước trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương chịu trách nhiệm cho hơn một nửa phát thải nhà kính toàn cầu và có đến 5 trong số 10 quốc gia phát thải nhiều hàng đầu thế giới tính đến thế kỷ XX là đến từ châu Á.

Một nghiên cứu chung của Ủy ban Kinh tế - Xã hội châu Á và Thái Bình Dương (ESCAP), Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP) và tổ chức UN Women cho thấy, khu vực châu Á – Thái Bình Dương đang tụt hậu hơn trong nỗ lực chống lại biến đổi khí hậu. Điều này được thể hiện rõ nhất khi lượng phát thải dự kiến vào năm 2030 sẽ tăng 34% so với mức của năm 2010... Tuy nhiên, vẫn còn nhiều lý do để hy vọng.

Các nhà lãnh đạo đã và đang thảo luận và nỗ lực để đưa ra các cam kết trung hòa Carbon, thu hẹp khoảng cách từ cam kết đến hành động trong những lĩnh vực thúc đẩy sự phát triển của khu vực, bao gồm các công ty lớn đang ngừng đầu tư nước ngoài vào than – động lực đang được xây dựng để chuyển hướng sang các nguồn năng lượng sạch hơn. Sự chuyển dịch sang phương tiện giao thông bền vững tuy diễn ra chậm chạp, nhưng động lực trung hòa Carbon, đặc biệt là trong thị trường xe điện đang phát triển. Đáng mừng là ngày càng có nhiều quốc gia trong khu vực đưa ra các điều khoản liên quan đến môi trường và khí hậu vào các hiệp định thương mại...

Nhìn chung, nếu không có hành động phối hợp trong tất cả các ngành nghề, lĩnh vực thì khả năng trung hòa Carbon vào năm 2050 sẽ không nằm trong tầm với của châu Á – Thái Bình Dương. Do đó, tất cả các bên liên quan cần hợp tác và xây dựng một môi trường mạnh mẽ cho những hành động khí hậu mang tính quyết định. Đã đến lúc thích hợp để có một liên minh giữa các chính phủ, khu vực tư nhân và các tổ chức tài chính, giúp biến toàn bộ sức mạnh giữa sự khéo léo và năng động của khu vực thành con đường phát triển thuần túy mà tương lai chúng ta phụ thuộc vào. Đã đến lúc chung tay “cứu lấy nhân loại”.

HẠNH NHI

(Tổng hợp từ CNA & The Diplomat)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mưa rét kéo dài làm cá nuôi lồng bị chết

Thông tin từ Chi cục Thủy sản tỉnh ngày 20/12, do thời tiết mưa lạnh, diễn biến phức tạp, vừa qua, vùng nuôi cá lồng trên đầm phá tại thôn Thai Dương Hạ Nam, xã Hải Dương (TP. Huế) có 22 lồng cá bị chết với số lượng hơn 14 ngàn con cá ong căn, hồng, mú, nâu, dìa, vẫu, hanh…

Mưa rét kéo dài làm cá nuôi lồng bị chết
Giữ gìn môi trường sạch đẹp

Huế đã có thương hiệu thành phố xanh, môi trường sống sạch, đẹp là điều không chỉ người dân sở tại mà du khách, những người xa quê trở về đã nhận định, thán phục. Kết quả đó, ngoài thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả "Ngày Chủ nhật xanh", còn đến từ ý thức giữ gìn thành phố xanh, sạch, đẹp của người dân.

Giữ gìn môi trường sạch đẹp
Nhiệt độ “cao bất thường” sẽ kéo dài đến vài tháng đầu năm 2025

Các nhà khoa học từ Cơ quan Giám sát biến đổi khí hậu Copernicus của EU (C3S) ngày 9/12 cho biết nhiệt độ “cao bất thường” dự kiến ​​sẽ kéo dài sang ít nhất vài tháng đầu năm 2025, sau khi năm 2024 được báo cáo là năm ấm nhất thế giới kể từ khi có số liệu thống kê.

Nhiệt độ “cao bất thường” sẽ kéo dài đến vài tháng đầu năm 2025
Thay đổi thói quen để bảo vệ môi trường

Những thay đổi nhỏ từ lối sống hằng ngày như đi chợ bằng giỏ, đựng thực phẩm trong hộp, dùng túi đựng, ống hút, ly uống nước... bằng giấy, hội viên phụ nữ TP. Huế đang góp phần giảm rác thải nhựa, túi ni lông ra môi trường. Đồng thời, lan tỏa phong trào sống xanh, góp phần chung tay vì một Huế - đô thị giảm nhựa.

Thay đổi thói quen để bảo vệ môi trường
Return to top