Thế giới

COP29: Singapore cam kết tài trợ 500 triệu USD cho các dự án xanh ở châu Á

ClockThứ Năm, 14/11/2024 10:32
TTH - Theo tin từ CNA, Chính phủ Singapore cam kết sẽ tài trợ tới 500 triệu USD cho các dự án xanh và dự án chuyển đổi ở châu Á, như một phần trong cam kết của nước này nhằm cung cấp các giải pháp tài chính về khí hậu trong khu vực. Thông báo này được Bộ trưởng Bộ Môi trường và Phát triển Bền vững Singapore Grace Fu đưa ra tại Hội nghị về Biến đổi Khí hậu của Liên hợp quốc (COP29) đang diễn ra tại thủ đô Baku của Azerbaijan.

COP29:WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậuCOP29 kêu gọi tăng gấp 6 lần lượng dự trữ năng lượng toàn cầuChủ nhà COP29 năm nay sẽ bảo vệ các khoản đầu tư vào dầu khí

Singapore thể hiện vai trò quan trọng trong việc cung cấp các giải pháp tài chính về khí hậu ở châu Á. Ảnh minh họa: Linkedln 

“Là một trung tâm tài chính, Singapore đang tăng gấp đôi nỗ lực huy động tài chính để hỗ trợ hành động ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu… Nguồn vốn ưu đãi kết hợp này sẽ được sử dụng để thu hút vốn thương mại và các nguồn tài chính khác nhằm đẩy nhanh dòng vốn hỗ trợ quá trình chuyển đổi xanh của châu Á”, Bộ trưởng Grace Fu nêu rõ.

Khoản cam kết này sẽ đóng góp vào sáng kiến Quan hệ đối tác chuyển đổi tài chính châu Á (Fast-P) đã được Cơ quan tiền tệ Singapore (MAS) khởi xướng tại COP28 ở Dubai vào năm ngoái.

Được biết, sáng kiến tài chính hỗn hợp Fast-P nhằm mục đích huy động 5 tỷ USD để tài trợ cho các dự án xanh ở châu Á, giảm thiểu rủi ro cho các dự án khí hậu và tài trợ cho quá trình chuyển đổi năng lượng của khu vực. Các khoản đóng góp sẽ được huy động từ nhiều đối tác, bao gồm các chính phủ khác, các ngân hàng phát triển đa phương và các tổ chức từ thiện.

Liên quan đến vấn đề tài chính khí hậu - một trong những trọng tâm của COP29 hiện nay, ông Ravi Menon - Đại sứ Hành động vì Khí hậu của Singapore, cho biết châu Á đang phải đối mặt với những thách thức đáng kể trong việc thu hút vốn tư nhân cho quá trình khử carbon. Nguyên nhân của vấn đề này được cho là do thiếu chuyên môn trong phát triển dự án xanh, chi phí vốn trả trước cao và thời gian hoàn vốn dài, cũng như rủi ro về mặt quy định và công nghệ.

Với Fast-P, các dự án có thể được nhận tài trợ bao gồm loại bỏ sớm các nhà máy điện than, nâng cấp cơ sở hạ tầng lưới điện và các nỗ lực khử carbon trong công nghiệp, cũng như các dự án năng lượng tái tạo, quản lý nước và chất thải tập trung vào châu Á.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ CNA)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

COP29: Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu

Cuối tuần qua, các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực công nghệ và môi trường tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP29 của Liên hợp quốc (LHQ) đang diễn ra ở Baku (Azerbaijan) đã thông qua một tuyên bố cam kết sử dụng công nghệ số để đẩy nhanh hành động vì khí hậu. Đồng thời, tuyên bố cũng cam kết nỗ lực giảm lượng khí thải carbon và ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất công nghệ và giải quyết vấn đề rác thải điện tử đang ngày càng gia tăng.

COP29 Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu
TẠI CÁC HỘI NGHỊ KHÍ HẬU LHQ:
Tỷ lệ nữ gần như không được cải thiện

Nhiều thứ đã thay đổi kể từ Hội nghị đầu tiên của các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP1) năm 1995; nhưng cho đến COP29 đang diễn ra tại Baku (Azerbaijan), có một điều vẫn không thay đổi: tỷ lệ đại diện là phụ nữ tại hội nghị vẫn trì trệ, chỉ ở mức khoảng 1/3 tổng số đại biểu tham dự.

Tỷ lệ nữ gần như không được cải thiện
Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới

Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP29) tổ chức tại Baku (Azerbaijan) từ ngày 11 - 22/11 đưa tính cấp thiết của việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu trở lại chương trình nghị sự quốc tế.

Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới
COP29: WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu

Ngay trước thềm Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lên tiếng kêu gọi chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đồng thời ủng hộ sự thích ứng và phục hồi lấy con người làm trung tâm.

COP29 

WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu
Return to top