Thế giới

Chủ nhà COP29 năm nay sẽ bảo vệ các khoản đầu tư vào dầu khí

ClockChủ Nhật, 28/04/2024 15:17
TTH.VN - Hãng tin Reuters dẫn lời Chính phủ Azerbaijan, chủ nhà của Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc 2024 (COP29) cho biết, nước này sẽ bảo vệ quyền của các quốc gia sản xuất dầu khí được đầu tư vào lĩnh vực này; đồng thời nhấn mạnh, bất chấp các mục tiêu về khí hậu, nhu cầu về nhiên liệu hóa thạch vẫn còn đang rất cao.

Chủ tịch COP28: Thế giới cần “hàng nghìn tỷ USD” cho hành động vì khí hậuCOP28: Những cam kết đạt được

 Toàn cảnh một phiên họp của hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc. Ảnh minh họa: TTXVN/Báo Tin tức

Theo đó, với tư cách là chủ nhà của COP29 diễn ra vào tháng 11 tới, Azerbaijan sẽ giám sát các cuộc đàm phán giữa gần 200 quốc gia về cách huy động thêm tài chính để chống biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính đang làm nóng hành tinh.

Trước đó, phát biểu tại một hội nghị về khí hậu ở Berlin, Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev cho biết: “Với tư cách là người đứng đầu một đất nước giàu nhiên liệu hóa thạch, tất nhiên, chúng tôi sẽ bảo vệ quyền của các quốc gia trong việc tiếp tục đầu tư và sản xuất. Nhưng đồng thời, các quốc gia sử dụng nhiên liệu hóa thạch vẫn nên nằm trong số các quốc gia thể hiện sự đoàn kết đối với các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu”.

Năm ngoái, hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc (COP28) tổ chức tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) đã kết thúc với một thỏa thuận toàn cầu, trong đó kêu gọi “chuyển đổi khỏi nhiên liệu hóa thạch” để đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Được biết, đốt nhiên liệu hóa thạch để lấy năng lượng là nguồn phát thải nhà kính chính gây biến đổi khí hậu. Dữ liệu của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) cho thấy, lượng khí thải CO2 liên quan đến năng lượng toàn cầu đã tăng lên mức cao kỷ lục vào năm 2023.

Hiện vẫn còn phải xem các nước sẽ thực hiện thỏa thuận COP28 như thế nào trong vài năm tới. Trong đó, Azerbaijan sẽ xem xét tình hình địa chính trị hiện nay và tăng cường xuất khẩu để đạt mục tiêu xuất khẩu 20 tỷ m3 khí đốt tự nhiên sang châu Âu vào năm 2027.

Đây được xem là hành động chứng minh tính trách nhiệm của Azerbaijan, vì phần lớn nước này đang đầu tư vào việc tăng sản lượng khí đốt, bởi châu Âu cần nhiều khí đốt hơn từ các nguồn mới.

Theo ghi nhận, các nước châu Âu đã đặt ra một số mục tiêu nghiêm ngặt nhất thế giới để cắt giảm khí thải vào năm 2030. Song đồng thời, các quốc gia này cũng đang phải chạy đua để đảm bảo nguồn cung khí đốt mới.

LÊ THẢO (Lược dịch từ Reuters)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đầu tư hạ tầng cảng biển

Với lợi thế có hơn 128km đường bờ biển cùng hệ thống đầm phá Tam Giang – Cầu Hai lớn nhất khu vực Đông Nam Á, tỉnh đang tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, chú trọng các dự án (DA) đầu tư vào hạ tầng cảng biển, hạ tầng khu công nghiệp đồng bộ, hiện đại gắn với phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp, đô thị biển - đầm phá.

Đầu tư hạ tầng cảng biển
Đầu tư cho huyện nghèo A Lưới và 7 xã đặc biệt khó khăn

Để thực hiện thành công mục tiêu đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo tinh thần Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị, một trong các chỉ tiêu cần đạt được đến năm 2025 là tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều toàn tỉnh giảm còn 1,84%. Để đạt tỷ lệ này, tỉnh ưu tiên tập trung nguồn lực giảm nghèo cho huyện nghèo A Lưới và 7 xã đặc biệt khó khăn.

Đầu tư cho huyện nghèo A Lưới và 7 xã đặc biệt khó khăn
Diện mạo mới đô thị Huế

Đô thị Huế đang đổi thay trên một diện mạo mới - diện mạo của đô thị trong lòng thành phố trực thuộc Trung ương.

Diện mạo mới đô thị Huế
Đầu tư cho học sinh đi thi quốc tế

Để ươm mầm cho học sinh đi thi và đoạt giải quốc tế, Trường THPT chuyên Quốc Học – Huế xây dựng lộ trình bồi dưỡng bài bản. Đằng sau những tấm huy chương là không ít mồ hôi, công sức của thầy và trò.

Đầu tư cho học sinh đi thi quốc tế
Return to top