Thế giới

COVID-19 định hình sự thay đổi trong thói quen tiêu dùng của ASEAN vào năm 2030

ClockThứ Hai, 27/07/2020 06:53
TTH - Trong thập kỷ tới, khu vực này sẽ là nền kinh tế lớn thứ tư thế giới với thị trường tiêu dùng trị giá khoảng 4 nghìn tỷ USD.

ASEAN trong hội nhập tiểu vùng sông MekongBất chấp dịch Covid-19, xuất khẩu tôm Việt Nam vẫn tăng 5,7%COVID-19 và hệ thống giáo dục toàn cầu

Thói quen tiêu dùng của người dân khu vực ASEAN sẽ thay đổi rõ nét vào năm 2030. Ảnh minh họa: Dân trí

Tuy đại dịch COVID-19 sẽ gây nên những tác động lớn trong năm 2020 và có thể sẽ còn tiếp tục kéo dài đến năm 2021, các nguyên tắc cơ bản dài hạn của 10 nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vẫn đang tiếp tục nằm trên đà phát triển vượt bậc trong quá trình tiến bộ kinh tế, xã hội. Trong thập kỷ tới, khu vực này sẽ là nền kinh tế lớn thứ tư thế giới với thị trường tiêu dùng trị giá khoảng 4 nghìn tỷ USD. Trong lúc mỗi quốc gia trong số 10 nước thành viên sẽ chứng kiến sự phát triển khác nhau, điểm chung là tất cả đều có cơ hội phong phú để phát triển.

Đại dịch đã và đang gây ra những thay đổi đáng chú ý trong hành vi của người tiêu dùng. Một số thay đổi gây nên các biến động ngắn hạn và một số khác sẽ tác động làm thay đổi mối quan hệ tiêu dùng và mô hình chi tiêu dài hạn. Nghiên cứu của Công ty Bain & Company chỉ ra rằng, nhìn chung, sẽ có một số thay đổi về tiêu dùng xuất hiện ở khu vực ASEAN hậu COVID-19.

Cụ thể, chi tiêu tiêu dùng sẽ tăng gấp đôi do sự bùng nổ của tầng lớp trung lưu ASEAN. Vấn đề này được giải thích rằng khi COVID-19 dẫn đến suy thoái kinh tế, tâm lý tiêu dùng sẽ giảm. Tuy nhiên điều này sẽ được khắc phục khi các nền kinh tế chuyển sang giai đoạn phục hồi. Đến năm 2030, 70% dân số ASEAN sẽ thuộc tầng lớp trung lưu. Sự bùng nổ của tầng lớp trung lưu sẽ làm tăng gấp đôi mức tiêu thụ trong khu vực.

Ranh giới giữa mua sắm hàng cao cấp và hàng giá trị cũng sẽ bị phai mờ. Điều này được nhìn thấy rõ nhất khi các hàng hóa phòng chống thiên tai và nhu yếu phẩm ngày càng tăng đột biến, trong khi chi tiêu cho các mặt hàng xa xỉ và đồ dùng không cần thiết lại chứng kiến mức giảm đáng kể nhưng phục hồi chậm. Đến thập kỷ tới, nhiều người thuộc tầng lớp tiêu dùng mới của ASEAN sẽ bắt đầu mua sắm các mặt hàng cao cấp và sẵn sàng chi trả nhiều hơn để được hưởng sự tiện lợi, hài lòng và cá nhân hóa trải nghiệm.

Thêm vào đó, tính phổ biến của kỹ thuật số sẽ trở thành chuẩn mực. Cụ thể, đại dịch đang thúc đẩy phát triển tương lai kỹ thuật số. Trong đó người tiêu dùng dành nhiều thời gian và tiền bạc cho các giao dịch trực tuyến hơn. Bài nghiên cứu tiêu dùng của Bain chỉ ra rằng khoảng 65% người tiêu dùng sẽ chuyển sang các hãng khác nếu các nhãn hàng họ yêu thích không cung cấp dịch vụ mua sắm trực tuyến.

Cùng lúc, công nghệ sẽ phá bỏ bức tường kinh tế xã hội bởi đại dịch COVID-19 sẽ đẩy nhanh quá trình chuyển đổi kỹ thuật số khi chính phủ và doanh nghiệp cùng cố gắng kết nối và cung cấp nhu yếu phẩm cho các cộng đồng dễ bị tổn thương.

Cộng thêm nhiều thay đổi khác như xuất hiện cạnh tranh nội địa và khu vực, sự tiện dụng sẽ đóng vai trò như một đơn vị tiền tệ mới... ASEAN đã sẵn sàng đón đầu cơ hội tiêu dùng tăng mạnh, được thúc đẩy bởi 4 lực lượng chính là xu hướng nhân khẩu học mạnh mẽ, thu nhập tăng, chuyển dịch địa chính trị làm tăng đầu tư nước ngoài và tiến bộ kỹ thuật số mở ra các thị trường tiêu dùng mới. Để đạt được điều này đòi hỏi sự tận tâm của các bên liên quan thông qua các mô hình kinh doanh đổi mới và toàn diện, được hỗ trợ bởi môi trường chính sách thuận lợi.

 

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ BWorld Online)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mưa rét kéo dài làm cá nuôi lồng bị chết

Thông tin từ Chi cục Thủy sản tỉnh ngày 20/12, do thời tiết mưa lạnh, diễn biến phức tạp, vừa qua, vùng nuôi cá lồng trên đầm phá tại thôn Thai Dương Hạ Nam, xã Hải Dương (TP. Huế) có 22 lồng cá bị chết với số lượng hơn 14 ngàn con cá ong căn, hồng, mú, nâu, dìa, vẫu, hanh…

Mưa rét kéo dài làm cá nuôi lồng bị chết
ASEAN nỗ lực thúc đẩy thương mại nội khối thông qua tăng cường kết nối giao thông

Theo một bài phân tích trên trang CNA, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang tìm cách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thương mại trong khu vực thông qua việc xây dựng mạng lưới giao thông và hậu cần tốt hơn. Điều này cũng sẽ cho phép các quốc gia thành viên tự bảo vệ mình khỏi những rủi ro địa chính trị và kinh tế đang ngày càng gia tăng.

ASEAN nỗ lực thúc đẩy thương mại nội khối thông qua tăng cường kết nối giao thông
Trung Quốc và ASEAN tăng cường hợp tác AI vì tương lai bền vững

Trong phát biểu mới nhất tại hội nghị “Hợp tác Trung Quốc - ASEAN về phát triển và quản lý trí tuệ nhân tạo (AI)” vừa diễn ra tại Trung Quốc, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc (CIIS) Chen Bo kêu gọi tăng cường hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN về trí tuệ nhân tạo (AI).

Trung Quốc và ASEAN tăng cường hợp tác AI vì tương lai bền vững
Return to top