Thế giới

COVID-19: Mỹ thành lập nhóm công tác mới đối phó các biến thể tương lai

ClockChủ Nhật, 16/01/2022 08:05
TTH.VN - Tạp chí The Business Times ngày 15/1 đưa tin, Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden vừa tập hợp một nhóm công tác để chuẩn bị những biện pháp đối phó mới trước sự xuất hiện của các biến thể của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 trong tương lai, cũng như những mối đe dọa đại dịch khác.

Mũi tăng cường vaccine AstraZeneca tạo ra mức độ kháng thể cao chống lại OmicronWHO: Còn quá sớm để xem COVID-19 giống như bệnh cúmOmicron lây lan nhanh chóng, hệ thống y tế châu Âu quá tải

Người dân ở thành phố Santa Monica, tiểu bang California, Mỹ được tiêm vaccine ngừa COVID-19. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Động thái này được đưa ra sau khi sự xuất hiện của biến thể Omicron dẫn đến sự xáo trộn trong nền kinh tế và hệ thống chăm sóc sức khỏe của Mỹ.

Cụ thể, Lực lượng đặc nhiệm đổi mới chống đại dịch được thành lập bởi Văn phòng Chính sách Khoa học và Công nghệ của Nhà Trắng (OSTP), đơn vị này sẽ tập trung vào việc phát triển các loại vaccine, phương pháp điều trị, xét nghiệm chẩn đoán và những công cụ khác.

Điều đó sẽ giúp quốc gia này chuẩn bị trong trường hợp các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 xuất hiện và các mối đe dọa sinh học trong tương lai, ngoài COVID-19.

Trong khi một số quan chức nhấn mạnh, nhóm công tác này không được thành lập đặc biệt như một phản ứng đối với biến thể Omicron, nhưng nhóm bắt đầu hoạt động trong bối cảnh biến thể này dẫn đến số lượng ca bệnh và số ca nhập viện chưa từng có tại Mỹ. Các quan chức y tế cũng đã cảnh báo, các biến thể mới có thể xuất hiện và một lần nữa thay đổi sự hiểu biết, cũng như mối đe dọa từ loại virus này.

Mặc dù các nghiên cứu cho thấy, biến thể Omicron gây bệnh nhẹ hơn so với những biến thể trước đó; song, các bệnh viện đã chứng kiến giường bệnh chật kín bệnh nhân. Ngoài ra, các doanh nghiệp bị gián đoạn do các nhân viên nhiễm bệnh phải cách ly.

Không giống như Lực lượng đặc nhiệm chống COVID-19 của Nhà Trắng, lực lượng đặc nhiệm mới sẽ không tập trung vào phản ứng hàng ngày đối với đại dịch hoặc biến thể Omicron, hoặc những công tác như phân phối vaccine, xét nghiệm và điều trị. Thay vào đó, lực lượng đặc nhiệm này sẽ làm việc về các dự án chuẩn bị sẵn sàng, có thể được sử dụng để quản lý những làn sóng của các biến thể mới có thể xuất hiện trong vòng từ 6 tháng đến 2 năm, cũng như những mối đe dọa khác.

Các biện pháp đối phó mới

Lực lượng đặc nhiệm này sẽ do ông Eric Lander, cố vấn khoa học của Tổng thống Joe Biden và bà Dawn O'Connell, Giám đốc OSTP dẫn đầu, với sứ mệnh được xây dựng dựa trên một đề xuất 10 năm trị giá 65,3 tỷ USD do OSTP và Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ soạn thảo, nhằm chống lại các mối đe dọa đại dịch trong tương lai.

Trong một tuyên bố, OSTP cho biết, công việc của lực lượng đặc nhiệm sẽ "bổ sung cho phản ứng đang diễn ra đối với đại dịch COVID-19 bằng cách tập trung vào những đổi mới tiềm năng có thể khả dụng trong 24 tháng tới, dựa trên một loạt các tiến bộ và bài học kể từ khi đại dịch này bắt đầu bùng phát".

Bên cạnh đó, lực lượng đặc nhiệm mới có thể tập trung vào việc phát triển những công cụ chẩn đoán, giúp phân biệt giữa các biến thể nhằm hỗ trợ hướng dẫn điều trị, cập nhật các loại vaccine để bảo vệ chống lại nhiều biến thể, xác định những loại thuốc mới, hoặc đảm bảo năng lực sản xuất bổ sung. Lực lượng đặc nhiệm cũng sẽ tìm cách hợp tác làm việc với các công ty chăm sóc sức khỏe.

Lê Thảo (Lược dịch từ The Business Times & Bloomberg)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên

Hai công ty năng lượng Westinghouse Electric và CORE POWER vừa công bố thỏa thuận hợp tác phát triển nhà máy điện hạt nhân nổi (FNPP), đánh dấu bước tiến mới của Mỹ trong lĩnh vực đang được Nga và Trung Quốc dẫn đầu.

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên
Châu Á - Thái Bình Dương: Đảm bảo tương lai an toàn cho các cộng đồng dễ bị tổn thương

Biến đổi khí hậu là mối đe dọa đối với tăng trưởng, cơ sở hạ tầng và sinh kế ở châu Á - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, khu vực này có thể cải thiện khả năng bảo vệ tài chính trước các rủi ro khí hậu nghiêm trọng và hỗ trợ phát triển bền vững bằng cách giải quyết các khoảng cách về khả năng chi trả bảo hiểm, khả năng tiếp cận và nhận thức.

Châu Á - Thái Bình Dương Đảm bảo tương lai an toàn cho các cộng đồng dễ bị tổn thương
Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

Một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ ước tính hóa chất vĩnh cửu (PFAS) có thể làm ô nhiễm nguồn nước của tới 70% trong số khoảng 140 triệu người ở Mỹ lấy nước từ các tầng chứa nước ngầm của quốc gia, thông qua các giếng tư nhân hoặc công cộng, gây ra những tác động tiềm tàng đối với khoảng 95 triệu người, tương đương với 27% dân số nước Mỹ.

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ
Return to top