Thế giới

COVID-19: Người dân thế giới lo ngại về vấn đề sức khỏe hơn kinh tế

ClockThứ Ba, 05/05/2020 18:17
TTH.VN - Phần lớn người dân trên khắp thế giới muốn Chính phủ của họ ưu tiên cứu lấy mạng sống của người dân hơn là các động thái nhằm khởi động lại nền kinh tế đang bị cản trở bởi những biện pháp nhằm ngăn chặn sự lây lan của đại dịch COVID-19, một cuộc khảo sát toàn cầu ngày 5/5 cho thấy.

Châu Á – Thái Bình Dương cần khẩn cấp giải quyết nạn đóiLãnh đạo thế giới cam kết hơn 8 tỷ USD chống lại COVID-19Australia thử nghiệm vaccine phòng chống Covid-19 trên chồnKinh tế châu Âu bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất lịch sử do đại dịch

Người dân được kiểm tra thân nhiệt tại một khu chợ ở thủ đô Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh minh hoạ: THX/TTXVN

Nhìn chung, 67% trong tổng số hơn 13.200 người được phỏng vấn trong khoảng thời gian từ ngày 15/4 đến ngày 23/4 đồng ý rằng, ưu tiên lớn nhất của Chính phủ nên là cứu sống càng nhiều mạng sống càng tốt, ngay cả khi điều đó đồng nghĩa là nền kinh tế sẽ phục hồi chậm hơn.

Chỉ 1/3 số người được hỏi ủng hộ khẳng định cho rằng: “Điều đang trở nên quan trọng hơn đối với Chính phủ là cứu lấy việc làm và khởi động lại nền kinh tế, hơn là thực hiện mọi biện pháp phòng ngừa để giữ an toàn cho mọi người”.

Nghiên cứu được triển khai bởi Công ty Truyền thông Hoa Kỳ Edelman, dựa trên nghiên cứu thực địa được thực hiện ở Canada, Trung Quốc, Pháp, Đức, Ấn Độ, Nhật Bản, Mexico, Saudi Arabia, Hàn Quốc, Vương quốc Anh, và Hoa Kỳ.

Khoảng 76% số người dân Nhật Bản được hỏi đã nhất trí rằng, sức khỏe cộng đồng nên được ưu tiên hơn là nền kinh tế, so với 56% ở Trung Quốc, nơi dịch bệnh được phát hiện đầu tiên hồi cuối năm ngoái.

Tại Canada, Vương quốc Anh và Pháp, 70% trở lên số người được hỏi ủng hộ ưu tiên cho những mối quan tâm về sức khỏe. Tại Hoa Kỳ, con số này là 66%.

“Tình hình phức tạp vì bạn có hai cuộc khủng hoảng đồng thời, đó là khủng hoảng sức khỏe và khủng hoảng kinh tế”, ông Richard Edelman, Tổng giám đốc điều hành của Edelman nhận định.

Các Chính phủ trên khắp thế giới đã có những phản ứng khác nhau đối với đại dịch kể từ khi bắt đầu bùng phát vào đầu tháng 12/2019. Trong đó, các nhà chức trách ở New Zealand và Việt Nam đã được ca ngợi vì những động thái sớm nhằm ngăn chặn sự lây lan của đại dịch, bằng các biện pháp giãn cách xã hội.

Bên cạnh đó, khảo sát của Edelman cũng cho thấy, niềm tin vào tổ chức Chính phủ đã tăng lên, với mức tăng tổng cộng 11 điểm từ cuộc khảo sát được thực hiện vào tháng 1, lên mức cao nhất mọi thời đại là 65%.

Con số này phản ánh sự đánh giá cao đối với sự hỗ trợ của Nhà nước đối với nền kinh tế và hoạt động của các dịch vụ y tế công cộng. Ngược lại, chỉ có 29% đồng ý rằng, các CEO và nhà lãnh đạo doanh nghiệp đang thực hiện một "công việc xuất sắc" để đáp ứng nhu cầu trong thời điểm này.

Thanh Ngân (Lược dịch từ Reuters)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên

Theo ước tính vừa được Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố ngày 24/4, trận động đất nghiêm trọng ở miền Trung Nhật Bản vào ngày đầu năm mới 2024 đã có tác động tiêu cực đến kinh tế nước này, với thiệt hại có thể lên tới 115 tỷ yên (743 triệu USD) trong quý I/2024, tức gần 0,1% GDP danh nghĩa của cả nước.

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên
THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Omega 3 và những lợi ích bất ngờ đối với sức khỏe

Omega 3 là một trong những axit béo có vai trò trọng yếu đối với sức khỏe. Vì thế nên tác dụng của nó cũng như cách để bổ sung Omega 3 cho cơ thể là điều mà rất nhiều người quan tâm.

Omega 3 và những lợi ích bất ngờ đối với sức khỏe
Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024

Theo dự báo của hãng tư vấn kinh tế Oxford Economics, giá hàng hóa thực phẩm thế giới sẽ ghi nhận sự sụt giảm trong năm nay, làm giảm áp lực lên giá bán lẻ thực phẩm. Động lực chính đằng sau sự sụt giảm này là “nguồn cung dồi dào” đối với nhiều loại cây trồng quan trọng, đặc biệt là lúa mì và ngô.

Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024
175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa

Các nhà đàm phán từ 175 quốc gia sẽ nhóm họp từ ngày 23 - 29/4 tại thủ đô Ottawa của Canada để đưa ra một hiệp ước toàn cầu mang tính ràng buộc nhằm chấm dứt vấn đề ô nhiễm nhựa, với nhiều điểm vướng mắc cần được giải quyết, 5 tháng sau khi vòng đàm phán gần đây nhất được tổ chức ở Kenya.

175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa
Return to top